Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thủ Tục Đăng Ký Sáng Chế Mới Nhất Năm 2024
  • Chủ nhật, 03/03/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1675 Lượt xem

Thủ Tục Đăng Ký Sáng Chế Mới Nhất Năm 2024

Đăng ký sáng chế là dịch vụ được Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp tại Việt Nam, trong nhiều năm qua chúng tôi đã tư vấn và đại diện cho hàng trăm khách hàng trong và ngoài nước tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam.

Cơ sở pháp lý đăng ký bảo hộ sáng chế

Để có thể tìm hiểu chi tiết về thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế, chủ sở hữu/khách hàng cần tham khảo 1 số văn bản sau đây:

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi/bổ sung năm 2009; 2022)

– Thông tư 263/2016/TT-BTC lệ phí đăng ký sở hữu công nghiệp

– Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

– Thông tư 05/2013/TT-BKHCN;

– Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

Sáng chế là gì? Đăng ký sáng chế là gì?

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, sáng chế ra đời nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức đăng ký sáng chế độc quyền.

Đăng ký sáng chế là thủ tục hành chính được chủ sở hữu sáng chế hoặc đơn vị được chủ sở hữu sáng chế ủy quyền tiến hành nộp đơn đăng ký sáng tại tại cơ quan có thẩm quyền với mục đích bảo hộ độc quyền sáng chế cho chủ sở hữu.

Những loại sáng chế tại Việt Nam bao gồm?

Tại Việt Nam, sáng chế bao gồm những loại sau đây:

– Loại 1: Bằng sáng chế

Để đáp ứng tiêu chuẩn là bằng sáng chế, sáng chế cần phải đáp ứng điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp

Lưu ý: Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, thời gian bảo hộ của sáng chế là 20 năm.

– Loại 2: Giải pháp hữu ích

Để đáp ứng tiêu chuẩn giải pháp hữu ích cần đảm bảo điều kiện tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp.

Lưu ý: Thời gian bảo hộ của giải pháp hữu ích sẽ thấp hơn sáng chế, thời gian bảo hộ giải pháp sẽ là 10 năm.

Ai có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế?

Chủ thể đáp ứng các điều kiện sau đây có quyền đăng ký sáng chế, cụ thể như sau:

– Sáng chế được tạo ra bằng chính công sức và chi phí của người sáng chế;

– Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư kinh phí, các phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác);

– Cá nhân, tổ chức cùng nhau thực hiện tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sản phẩm sáng chế đó thì đều có quyền đăng ký;

– Sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật hoặc từ kinh phí của ngân sách nhà nước;

– Trường hợp sáng chế đó được tạo ra trên cơ sở do Nhà nước hỗ trợ đầu tư toàn bộ từ kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật thì khi đó quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước;

– Trường hợp sáng chế đó được tạo ra trên cơ sở do Nhà nước hỗ trợ góp vốn thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn sẽ thuộc về Nhà nước;

– Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở có sự hợp tác, nghiên cứu giữa đơn vị là tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế sẽ được tính tương ứng với tỷ lệ đóng góp của cơ quan, tổ chức nhà nước trong việc hợp tác đó.

– Tổ chức, cá nhân có hợp đồng thuê việc với tác giả hoặc nơi tác giả làm việc, làm công. Theo đó, nếu trong hợp đồng thuê/ hợp đồng lao động không chứa các thỏa thuận khác, tổ chức, cá nhân đó được hiểu hiển nhiên là chủ sở hữu sáng chế;

– Tổ chức, cá nhân khác được tác giả chuyển nhượng hoặc tặng, cho quyền sở hữu, được lập thành văn bản.

Các chủ thể này có thể lựa chọn cách đăng ký bản quyền sáng chế phù hợp với điều kiện, năng lực và hoàn cảnh của mình. 

Điều kiện đăng ký sáng chế như thế nào?

Sáng chế được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Sáng chế có tính mới

+ Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

+ Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

+ Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.

+ Quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật SHTT cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

– Sáng chế có trình độ sáng tạo

+ Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

+ Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.

– Sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Thủ tục Đăng ký sáng chế năm 2024 như thế nào?

Thủ tục Đăng ký sáng chế sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký

Quý khách hàng nên tra cứu sáng chế của mình trước khi nộp đơn. Kết quả tra cứu sẽ giúp khách hàng xác định được liệu sáng chế dự định đăng ký hoặc dự định sử dụng có khả năng đăng ký và có xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của người khác hay không.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế

Sau khi có kết quả tra cứu sáng chế, chủ đơn đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế để nộp đơn đăng ký sáng chế.

Hồ sơ đăng ký sáng chế đã được chúng tôi tư vấn chi tiết theo nội dung bên dưới bài viết

Bước 3: Nộp đơn bảo hộ sáng chế tới Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký sáng chế, quý khách hàng nên sớm nộp đơn đăng ký để có ngày ưu tiên đăng ký sớm nhất. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngày ưu tiên được áp dụng, do đó, ai nộp đơn trước sẽ được hưởng quyền ưu tiên trước.

Bước 4: Thẩm định đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ

Đơn đăng ký sáng chế sau khi được nộp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung đơn trước khi được Cục sở hữu trí tuệ đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sáng chế

Đơn đăng ký sau khi trải qua các giai đoạn thẩm định và kết quả cho thấy đơn đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng và sẽ được Cục SHTT cấp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế, hàng nằm chủ sở hữu sáng chế sẽ phải nộp phí duy trì sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp vì lý do nào đó mà phí duy trì không được nộp, văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ chấm dứt hiệu lực.

Đăng ký Sáng chế

Hồ sơ đăng ký sáng chế gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký sáng chế sẽ được nộp tới cơ quan đăng ký, hồ sơ đăng ký bao gồm những tài liệu sau:

– Tờ khai (đơn) đăng ký bảo hộ sáng chế theo mẫu chung (02 bản được soạn thảo và ký bởi chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền);

– Bản mô tả sáng chế bao gồm 03 phần (i) phần mô tả (ii) yêu cầu bảo hộ sáng chế (iii) hình vẽ/sơ đồ (nếu có)

(i) Phần mô tả bao gồm các nội dung sau đây:

+ Tên sáng chế hoặc giải pháp hữu ích đăng ký;

+ Lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);

+ Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Những lợi ích (hiệu quả) có  thể đạt được].

+ Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích

(ii) Yêu cầu bảo hộ sáng chế: Sau phần mô tả sẽ là yêu cầu bảo hộ, lưu ý yêu cầu bảo hộ cần ngắn ngọn, rõ ràng và phải chứng minh được tính mới của của đối tượng được bảo hộ.

(iii) Hình vẽ hoặc sơ đồ (nếu có) sẽ được tách riêng thành từng phần (theo từng trang)

– Bản tóm tắt sáng chế đăng ký:

– Chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế

Ngoài tài liệu trên, trường hợp chủ đơn sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế của tổ chức dịch vụ sẽ cần thêm Giấy ủy quyền đăng ký.

Yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế?

– Đơn đăng ký sáng chế và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:

a) Giấy ủy quyền;

b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;

c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;

d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế bao gồm:

a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế ở đâu?

Hồ sơ đăng ký sáng chế sẽ được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ theo địa chỉ như sau:

+ Địa chỉ nộp đơn đăng ký sáng chế tại Hà Nội

Phòng đăng ký – Cục sở hữu trí tuệ

Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Tổng đài: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156

+ Địa chỉ nộp đơn đăng ký sáng chế tại Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Địa chỉ nộp đơn đăng ký sáng chế tại thành phố Đã Nẵng

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng:

Địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Quy trình thẩm định đơn Đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam

Đơn đăng ký sáng chế sẽ được thẩm định qua các giai đoạn như sau:

1.Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế

Thẩm định đơn đăng ký sáng chế: 01 tháng tính từ ngày nhận đơn. Trong giai đoạn này, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn. Sau đó xác nhận tính hợp lệ hoặc không hợp lệ của đơn đăng ký.

2. Công bố đơn đăng ký sáng chế

Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn;

– Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (sau đây gọi là “đơn PCT”) được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ sau khi đơn đã vào giai đoạn quốc gia;

– Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn.

3. Thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế

+) Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;

+) Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

– Xác nhận việc cấp hay không bằng sáng chế

4. Cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế

Sau khi thẩm định đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký đáp ứng yêu cầu bảo hộ sẽ được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế

Lệ phí (chi phí) đăng ký sáng chế năm 2024 tính như thế nào?

Chi phí đăng ký sáng chế là khoản phí chủ đơn đăng ký cần nộp cho Cục sở hữu trí tuệ để làm căn cứ thẩm định đơn đăng ký. Chi phí sẽ được tính như sau:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

– Phí thẩm định hình thức: 180.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

– Phí thẩm định hình thức từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 8.000VNĐ/01 trang;

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;

– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/hình;

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên;

– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

– Phí thẩm định nội dung: 720.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

– Phí thẩm định nội dung từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 32.000VNĐ/01 trang

Lưu ý: Chi phí đăng ký nêu trên là lệ phí chính thức (phí nhà nước) cho việc đăng ký sáng chế và KHÔNG bao gồm phí dịch vụ đăng ký sáng chế trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký.

Dịch vụ đăng ký sáng chế tại Luật Hoàng Phi

Dịch vụ đăng ký sáng chế tại Công ty Luật Hoàng Phi sẽ được chúng tôi thực hiện từ A đến Z. Để việc đăng ký sáng chế thực sự hiệu quả cả về mặt thời gian và chi phí. Đồng thời đảm bảo quyền của quý khách hàng ở mức độ rộng nhất, Công ty Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn quý khách hàng các nội dung như dưới đây trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký sáng chế:

– Tư vấn khả năng bảo hộ của sáng chế/giải pháp hữu ích

– Tư vấn và viết, sửa đổi bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích

– Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung thay đổi sản phẩm cho phù hợp

– Tư vấn tra cứu sáng chế để đánh giá khả năng đăng ký của sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký

– Tư vấn các đối tượng được và không được bảo hộ dưới dạng sáng chế theo pháp luật hiện hành của Việt Nam

– Thay mặt khách hàng trên cơ sở giấy ủy quyền tiến hành các thủ tục cần thiết để nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;

– Theo dõi đơn đăng ký sau khi được nộp và thông báo đến khách hàng từng giai đoạn thẩm định đơn đăng ký sáng chế;

– Trả lời thông báo hoặc nhận thông báo, quyết định từ cơ quan đăng ký liên quan đến sáng chế đăng ký

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký sáng chế và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

Đăng ký Sáng chế

Tham khảo hỏi đáp về thủ tục đăng ký sáng chế

Mẫu tờ khai đăng ký sáng chế 2024

Quý khách hàng có thể tải (download) bằng hình thức click vào nút dưới đây

Tại sao phải đăng ký sáng chế?

Đăng ký bảo hộ sáng chế là quá trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với mục đích bảo hộ độc quyền sáng chế cho sản phẩm hoặc quy trình mà chủ sở hữu sáng chế đã phát triển.

Bảo hộ sáng chế sẽ giúp cho chủ sở hữu được quyền độc quyền sử dụng, cho phép bên thứ 3 sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho sáng chế cho bên khác…. Việc đăng ký bảo hộ sáng chế có nhiều lợi ích, bao gồm:

– Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ: Khi bạn đăng ký bảo hộ sáng chế, bạn trở thành chủ sở hữu độc quyền sáng chế cho sản phẩm/quy trình/giải pháp. Điều này giúp đảm bảo rằng ai cũng không thể sử dụng, bán hoặc sao chép sản phẩm của bạn mà không có sự cho phép của bạn.

– Ngăn chặn hành vi xâm phạm và cạnh tranh không lành mạnh: Khi bạn đăng ký bảo hộ sáng chế, bạn có thể ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh sao chép hoặc sử dụng sản phẩm của bạn mà không được phép.

– Giúp tăng giá trị sản phẩm: Sản phẩm có bảo hộ sáng chế sẽ có giá trị cao hơn so với sản phẩm không có bảo hộ sáng chế. Điều này là do quyền sở hữu độc quyền của bạn đối với sản phẩm, điều này giúp đảm bảo cho nhà đầu tư và đối tác rằng sản phẩm của bạn là độc đáo và không bị sao chép.

– Thúc đẩy sáng tạo và phát triển kinh tế: Đăng ký bảo hộ sáng chế khuyến khích các nhà phát triển sáng tạo và giúp tạo ra những sản phẩm mới. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế bằng cách tạo ra các sản phẩm mới và tăng cường sự cạnh tranh.

Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế?

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

– Cách thức thể hiện thông tin;

– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

– Giống thực vật, giống động vật;

– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Quyền của chủ sở hữu sáng chế đối với sáng chế

Trước tiên, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế có quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng sáng chế. Vì “sử dụng” có thể được hiểu theo nghĩa rất rộng nên Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định rất cụ thể các hành vi được coi là sử dụng sáng chế được bảo hộ, theo đó sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi sau đây: 

Thứ nhất: Sử dụng sáng chế hành vị sản xuất sản phẩm được bảo hộ.

Sản xuất là áp dụng giải pháp kỹ thuật đã được mô tả của sáng chế vào sản xuất công nghiệp, tạo ra một thực thể vật chất cụ thể. Nếu như Bằng độc quyền sáng chế chỉ dừng ở chỗ xác nhận mức độ sáng tạo so với trình độ kỹ thuật đã biết, hay giả định hiệu quả sẽ đạt được của giải pháp kỹ thuật thì khi sáng chế được đưa vào sản xuất sẽ là minh chứng sống cho sự thành công của sáng chế đó. Trong thực tế có thể có cùng sản phẩm, hoặc sản phẩm tương tự của nhiều nhà sản xuất khác nhau. Căn cứ vào hồ sơ sáng chế, đặc biệt là các điểm yêu cầu bảo hộ để đưa ra kết luận sản phẩm đó có phải là sản phẩm được bảo hộ hay không. 

Thứ hai: Sdụng sáng chế hành vi áp dụng quy trình được bảo hộ

Theo quy định tại Điều 28 Hiệp định TRIPs thì nếu đối tượng của patent là một sản phẩm thì chủ sở hữu sẽ có độc quyền cấm các bên thứ ba thực hiện các hành vi sau đây nếu không được phép của chủ sở hữu: sản xuất, sử dụng, chào bán, bán hoặc nhập khẩu sản phẩm đó để thực hiện những mục đích nói trên, còn nếu đối tượng của patent là một quy trình, cấm các bên thứ ba thực hiện hành vi sử dụng quy trình đó và các hành vi sau đây nếu không được phép của chủ sở hữu: sử dụng, chào bán, bán hoặc nhập khẩu nhằm mục đích đó ít nhất đối với các sản phẩm đã được tạo ra trực tiếp bằng quy trình đó.

Như vậy, phạm vi bảo hộ của sáng chế quy trình rộng hơn phạm vi bảo hộ của sáng chế sản phẩm, bao gồm chính bản thân quy trình này (nếu quy trình không trực tiếp tạo ra sản phẩm) và có thể là các sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ quy trình được bảo hộ sáng chế (nếu sử dụng quy trình có thể tạo ra sản phẩm). 

Thứ ba: Sử dụng sáng chế hành vi khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ

Thứ : Sử dụng sáng chế hành vi lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông hành vi nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ.

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, chính vì vậy, chủ sở hữu là người có quyền nhập khẩu và ngăn cấm người khác nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ vào lãnh thổ Việt Nam trừ một số ngoại lệ về hành vi sử dụng hạn chế quy định tại Khoản 2 Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ. 

Quyền tiếp theo của chủ sở hữu sáng chế là quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế theo quy định tại Khoản 1 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ. Có thể nói quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế là quyền năng quan trọng nhất của chủ sở hữu sáng chế, là quyền năng thể hiện độc quyền của chủ sở hữu. Bất kỳ người thứ ba nào đều không được thực hiện hành vi sử dụng sáng chế được bảo hộ mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế, chủ sở hữu cũng có thể áp dụng quy định này đối với người có quyền tạm thời đối với sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ. 

Cuối cùng, chủ sở hữu có quyền định đoạt sáng chế bằng cách chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế theo quy định tại Chương X Luật Sở hữu trí tuệ. Định đoạt sáng chế còn được hiểu là chủ sở hữu có quyền từ bỏ, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật

Nộp đơn xin hưởng quyền ưu tiên đăng ký sáng chế tại Việt Nam như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký sáng chế cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước là thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của Công ước.

+ Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước và đơn đó có phần yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đăng ký sáng chế.

+ Đơn đăng ký sáng chế nộp trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên và thời hạn ưu tiên được tính kể từ ngày nộp đơn đầu tiên, ngày nộp đơn đầu tiên không tính trong thời hạn ưu tiên.

+ Trong đơn đăng ký người nộp đơn nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và phải nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên trong trường hợp nộp tại nước ngoài.

+ Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Nguyên tắc nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2019) quy định trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Ví dụ về sáng chế và giải pháp hữu ích

Ví dụ về sáng chế

Một sản phẩm có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới nhiều hình thức khác nhau như sau.

Ví dụ: 1 xe ô tô có thể đăng ký bảo hộ dưới các hình thức sau:

(i) Tên gọi xe ô tô có thể đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu (toyota, mazda, vios, kia…)

(ii) Hình dáng bên ngoài xe có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp

(iii) Động cơ, quy trình vận hành của xe có thể đăng ký dưới hình thức bảo hộ sáng chế.

Ví dụ về giải pháp hữu ích

Ví dụ như con người đầu tiên sáng tạo ra xe đạp, phải dùng bằng chân để đạp nhưng sau đó có người tạo ra điện cho xe đạp sẽ được coi là một giải pháp hữu ích giúp con người có thể đi nhanh hơn tiết kiệm công sức và thời gian, mang lại lợi ích cho người sử dụng.

Thời hạn bảo hộ văn bằng sáng chế bao lâu?

Không có gì là mãi mãi, sáng chế cũng thế để tránh việc độc quyền và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, thời gian bảo hộ của sáng chế là 20 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký và không được gia hạn thời gian bảo hộ.

Ví dụ: Ngày nộp đơn đăng ký sáng chế là 12.02.2020, hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký sáng chế sẽ đến ngày 12.02.2040

Lưu ý: Tham khảo thêm thời gian bảo hộ của đối tượng sở hữu trí tuệ: (i) nhãn hiệu là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần (ii) kiểu dáng công nghiệp 5 năm và có thể gia hạn tối đa 02 lần.

Đăng ký sáng chế tại Việt Nam có được bảo hộ trên thế giới không?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, phạm vị bảo hộ của bằng độc quyền sáng chế theo nguyên tắc lãnh thổ. Điều đó có nghĩa là đăng ký sáng chế ở quốc gia nào thì được bảo hộ độc quyền tại quốc gia đó.

Vì vậy, để sáng chế có thể được bảo hộ tại các quốc gia khác ngoài Việt Nam, chủ sở hữu sáng chế cần tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại quốc gia muốn bảo hộ.

Cách thức đăng ký sáng chế quốc tế bao gồm:

+ Đăng ký sáng chế trực tiếp tại quốc gia muốn đăng ký: Hình thức này chủ đơn sẽ ủy quyền cho 1 công ty Luật tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế.

+ Đăng ký sáng chế sáng nước nước khác dựa trên Công ước Paris. Với hình thức đăng ký này, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký tại Việt Nam cho đơn đăng ký sáng chế tại nước khác.

Lưu ý: Thời hạn để nộp đơn sáng chế theo Công ước Paris là 12 tháng kể từ ngày nộp đơn tại Việt Nam

+ Đăng ký sáng chế theo PCT:

Đây là cách thức đăng ký sáng chế quốc tế phổ biến nhất nhiều chủ sở hữu lựa chọn sử dụng, hình thức đăng ký này sẽ giúp người nộp đơn có đủ thời gian để cân nhắc nộp đơn sang một nước khác mà thật sự mang lại cơ hội kinh doanh cho người nộp đơn.

Công ty Luật Hoàng Phi có cung cấp dịch vụ đăng ký sáng chế không?

Công ty Luật Hoàng Phi là công ty Luật và Đại diện sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam, trong 12 năm phát triển, Luật Hoàng Phi đã cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu nói chung và đăng ký sáng chế nói riêng cho hàng hơn 10.000+ khách hàng trong và ngoài nước.

Khi có nhu cầu đăng ký độc quyền sáng chế, quý khách hàng có thể liên hệ với Luật Hoàng Phi theo địa chỉ sau:

Liên hệ yêu cầu Dịch vụ:  Vui lòng gọi: 04.6285 2839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

HOTLINE: 0981.378.9990981.393.686

Liên hệ ngoài giờ Hành chính:  Vui lòng gọi: 0981.378.999             Email: lienhe@luathoangphi.vn

Văn phòng Hà Nội: Phòng 301, Tòa nhà F4, Số 112 Phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Văn phòng Hồ Chí Minh: Phòng 11.12 Tầng 11, Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết:
5/5 - (30 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi