Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 396 Lượt xem

Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Hiến pháp Góp phần tạo nên nền tảng, tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, công bằng trong hoạt động quản lý xã hội hiệu quả từ đó sẽ bảo vệ tốt nhất các quyền lợi của người dân cũng như xây dựng xã hội ổn định.

Hiến pháp là gì?

Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều sẽ bị xử lý.

Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Sau đó, Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Ủy ban dự thảo Hiến pháp có nhiệm vụ soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

Hiến pháp sẽ được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Thời hạn công bố và thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Nội dung của Hiến pháp năm 2013

Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 được quy định từ Điều 1 đến Điều 120 gồm:

– Chế độ chính trị: Điều 1 – Điều 13

– Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Điều 14 – Điều 49

– Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường: Điều 50 – Điều 63

– Bảo vệ tổ quốc: Điều 64 – Điều 68

– Quốc hội: Điều 69 – Điều 85

– Chủ tịch nước: Điều 86 – Điều 93

– Chính phủ: Điều 94 – Điều 101

– Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân: Điều 102 – Điều 109

– Chính quyền địa phương: Điều 110 – Điều 116

– Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước: Điều 117 – Điều 118

– Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp: Điều 119 – Điều 120

Các đặc trưng cơ bản của Hiến pháp

– Hiến pháp là luật cơ bản, là nền tảng, là cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia. Mọi đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải căn cứ vào hiến pháp để ban hành.

– Hiến pháp là luật tổ chức, là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, là luật xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.

– Hiến pháp là luật bảo vệ. Các quyền con người và công dân bao giờ cũng là một phần quan trọng của hiến pháp. Do hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước nên các quy định về quyền con người và công dân trong hiến pháp là cơ sở pháp lý chủ yếu để nhà nước và xã hội tôn bọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người và công dân.

– Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý tối cao, tất cả các văn bản pháp luật khác không được trái với hiến pháp. Bất kì văn bản pháp luật nào trái với hiến pháp đều phải bị hủy bỏ.

Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Theo Điều 119 Hiến pháp 2013 thì Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp sẽ đều bị xử lý. Cụ thể:

– Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển. Hiến pháp còn là phương diện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng Cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp lý.

 – Xét về mặt nội dung, Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rất rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực trong đời sống – xã hội trong khi các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, ví dụ như Bộ luật Hình sự chỉ điều chỉnh quan hệ xã hội pháp sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra; Luật hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình; Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đường lối phát triển khoa học – kỹ thuât, văn hóa, giáo dục, đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.

– Tính tối cao của Hiến pháp thể hiện trước hết qua việc ghi nhận chủ quyền tối cao của nhân dân. Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho tất cả các ngành luật khác thuộc hệ thống pháp Việt Nam. Các quy định của Hiến pháp mang tính tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung. Dựa trên nền tảng đó, các Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản dưới luật khác cụ thể hóa, chi tiết hóa để điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể.
– Tính tối cao của Hiến pháp thể hiện thông qua quy trình, thủ tục pháp lý đối với việc ban hành, sửa đổi và hiệu lực pháp lý của Hiến pháp.
+ Các văn bản pháp luật khác không được mâu thuẫn, trái ngược với Hiến pháp mà phải hoàn toàn phù hợp với tinh thần, nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở Hiến pháp để thi hành Hiến pháp. Mọi văn bản pháp luật có nội dung trái với Hiến pháp phải bị bãi bỏ, hủy bỏ. Khi hiến pháp được thay thế hoặc sửa đổi, các đạo luật có những quy định trái hoặc còn thiêú so với nội dung của hiên pháp đều phải được thay thế hoặc sửa đổi theo. Điều này tạo ra tính thông nhất của hệ thông pháp luật quốc gia.
+ Các điều ước quốc tế mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp. Khi có sự mẫu thuẫn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc bảo lưu với từng phần riêng biệt.
+ Tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng của mình theo quy định của Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ mà hiến pháp đã quy định. Mọi hành vi vượt ra ngoài thẩm quyền mà hiến pháp đã quy định đều là vi hiến.
+ Tất cả các công dân của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hưởng các quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp thừa nhận và có nghĩa vụ nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp.
+ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành các văn bản pháp luật mà Hiến pháp đã quy định để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, thi hành Hiến pháp. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan nhà nước khác của Nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
+ Việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi, thay đổi Hiến pháp phải tuân theo một trình tự đặc biệt; quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp được quan tâm và chỉ đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

– Hiến pháp là một đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia và nền tảng đó chính là một trong những cơ sở để xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật khác. Việc phát triển các quy định pháp luật phải dựa trên tinh thần chung này.

– Hiến pháp Góp phần tạo nên nền tảng, tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, công bằng trong hoạt động quản lý xã hội hiệu quả từ đó sẽ bảo vệ tốt nhất các quyền lợi của người dân cũng như xây dựng xã hội ổn định. Trên cơ sở đó tạo ra sự phát triển bền vững cho một quốc gia; điều này có vai trò rất quan trọng và quyết định to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia. Lực lượng lãnh đạo hướng người dân đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chung trong nền kinh tế.

– Hiếp pháp góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự, công bằng và bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của công dân. Người dân được tự do thực hiện các quyền của mình, được nhà nước bảo vệ. Được tham gia vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội. Từ đó phát triển kinh nghiệm, năng lực, thể hiện giá trị của bản thân.

– Hiến pháp ghi nhận đầy đủ quyền con người, quyền của công dân. Đây là các quyền lợi cơ bản, thực hiện trong chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế. Chính vì điều đó đã mang đến công bằng, đối xử như nhau giữa các đối tượng tham gia vào thị trường chung. Cũng như được luật quốc tế, được pháp luật bảo vệ khi các quyền bị xâm phạm. Các đạo luật khác vi phạm Hiến pháp đều phải sửa đổi

– Hiến pháp mang đến các thuận lợi để tiếp cận quyền, lợi ích của con người trong nhiều lĩnh vực. Nhờ đó mà giúp đất nước có động lực phát triển, thoát khỏi đói nghèo.

Ngoài ra, có thể thấy rằng​ đối tượng điều chỉnh của hiến pháp rất rộng lớn, bao quát trên hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến lợi ích của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, của mọi công dân ở trong xã hội như các chế đồ về chính trị, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục; về quyền con người,…

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về: Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi