• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6277 Lượt xem

Vật tư tiêu hao là gì?

Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

Vật tư tiêu hao là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu được khái niệm và bản chất của nó là gì? Do vậy, để giúp quý độc giả nắm rõ hơn về khái niệm Vật tư tiêu hao là gì? Luật Hoàng Phi xin gửi tới quý những thông tin hữu ích qua bài viết sau đây.

Vật tư tiêu hao là gì?

Vật tư tiêu hao là vật sau khi qua một lần sử dụng thì bị mất đi hoặc không giữ được tính đất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu của nó, hiểu đơn giản nó chính là vật bị hỏng hóc, hư hại, thường xuyên phải thay thế trong một thời gian sử dụng.

Thường khi hỏi đến Vật tư tiêu hao là gì? thường ít người biết đến bởi Thuật ngữ này được áp dụng nhiều trong ngành luật nên những người không am hiểu kiến thức chuyên môn thường không biết đến khái niệm này.

Bên cạnh đó vật tư tiêu hao còn hay được sử dụng trong ngành cơ khí, công nghiệp, y tế, vật tư tiêu hao là các dụng cụ, vật tư sau khi sử dụng sẽ bị mài mòn, hỏng hóc đi không còn nguyên vẹn như ban đầu.

Theo quy định luật, tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật dân sự năm 2015 vật tiêu hao được định nghĩa như sau:

Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

Phân loại vật tư tiêu hao

– Vật tư tiêu hao trong ngành công nghiệp:

Vật tư tiêu hao phổ biến trong các máy móc công nghiệp như là : mũi mài, mũi khoan, đĩa mài, đĩa cắt, Que hàn, dây hàn, thuốc hàn, Chổi than, moto, Lưỡi cưa, lưỡi cắt, Pin các dòng máy cơ khí , Bulong, ốc vít, đai ốc,…. Đây đều là những vật tư cơ khí được sử dụng khá nhiều tại các xưởng cơ khí, xưởng sản xuất máy móc, thiết bị.

Bên cạnh đó, để có thể vận hành quy trình máy móc được trơn chu thì doanh nghiệp cần phải thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra chất lượng máy và đặc biệt phải thận trọng với những nhà cung cấp hàng giả hàng nhái kém chất lượng.

– Vật tư tiêu hao trong y tế:

Vật tư tiêu hao trong y tế cũng là những đồ dùng rồi bỏ đi, dùng một lần, hao mòn có thể kể tới như: bơm kim tiêm, bông, gạc, băng cuộn, dây nịt, kim luồn, dây truyền, các loại chỉ, khẩu trang y tế, găng tay, mũ phẫu thuật, que thử đường huyết, que thử thai…vv.

– Vật tư tiêu hao trong phòng sạch:

Vật tư tiêu hao phòng sạch gồm: khẩu trang, bàn chải, chổi lau sàn, khay tĩnh điện, ghế tĩnh điện, nhíp gắp linh kiện, mũ trùm đầu, găng tay, găng tay phủ PU, giấy lau phòng sạch, giấy lau khuôn in, vòi, bông rửa đồ thí nghiệm, quần áo phòng sách, dụng cụ làm thí nghiệm, ống thông, ống dẫn lưu, ống nối, dây nối, chạc nối, catheter, v.v.…

Ngoài ra, còn nhiều loại vật tư tiêu hao trong các ngành nghề khác như công nghiệp, khách sạn, xây dựng…và mỗi ngành nghề lại có những loại vật tư tiêu hao khác nhau. Mỗi loại vật tư tiêu hao thì có loại tiêu hao nhanh (loại dùng 1 lần) hay loại tiêu hao dài (được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định).

Định mức vật tư tiêu hao

Để sản xuất ra được các sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng thì việc đầu tiên mà các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện đó là xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm. Đối với mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau thì doanh nghiệp sẽ phải xây dựng định mức khác nhau ứng với đặc thù của từng lĩnh vực cụ thể.

Theo Thông tư 96/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp không bắt buộc phải xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất kinh doanh. Các khoản chi phí vượt định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã được Nhà nước ban hành thì không được tính vào chi phí được trừ để tính thuế.

Theo điểm a khoản 2 Công văn số 3304/TCHQ-GSQL ngày 27/05/2019 của Tổng cục Hải quan quy định về việc nộp báo cáo quyết toán và thông báo định mức thực tế đối với vật tư tiêu hao, công cụ, dụng cụ nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu

a) Về việc nộp báo cáo quyết toán và thông báo định mức thực tế đối với vật tư tiêu hao:

Việc nộp báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 55, Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35, khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc là DNCX thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo năm tài chính. Đối với vật tư tiêu hao không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì doanh nghiệp không phải xác định định mức thực tế sử dụng, nhưng phải phản ánh rõ “KXDĐM” tại chỉ tiêu thông tin số 27.11 mẫu số 27 Phụ lục I trong trường hợp thông báo định mức qua hệ thống hoặc tại cột ghi chú (9) mẫu số 16/ĐMTT/GSQL Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

Quy định của pháp luật về việc khai hải quan vật tư tiêu hao

Theo quy định tại khoản 1 Công văn số 3304/TCHQ-GSQL ngày 27/05/2019 của Tổng cục Hải quan Về việc khai hải quan đối với vật tư tiêu hao nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và công cụ, dụng cụ nhập khẩu được quy định như sau:

– Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu là đối tượng được miễn thuế. Hàng hóa nhập khẩu chỉ sử dụng trong doanh nghiệp chế xuất là đối tượng không chịu thuế.

–  Vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu bao gồm vật tư làm bao bì, đóng gói và vật tư tiêu hao. Theo đó, vật tư tiêu hao nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu được hiểu là vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu, ví dụ như phấn vẽ trên vải trong ngành may mặc; hóa chất làm sạch bề mặt vi mạch trong ngành công nghiệp điện tử.

– Về mã loại hình khai hải quan khi nhập khẩu vật tư tiêu hao:

+ Đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao gia công cho thương nhân nước ngoài sử dụng mã loại hình E21; đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sử dụng mã loại hình là E31

+ Đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao của doanh nghiệp chế xuất từ nước ngoài sử dụng mã loại hình E11; khi nhập khẩu từ trong nước sử dụng mã loại hình E15.

Dưới đây là một số thông tin mà chúng tôi gửi đến Khách hàng về các thông tin liên quan đến Vật tư tiêu hao là gì? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi