• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 3357 Lượt xem

Ủy thác đầu tư là gì?

Ủy thác đầu tư là việc một chủ thể được niêm yết công khai nhận ủy thác, thay mặt cho các nhà đầu tư của mình hoặc các tổ chức khác để đầu tư vào một dự án nào đó, tổ chức tài chính nhận ủy thác chịu trách nhiệm kiểm soát đầu tư cho chủ thể ủy thác đầu tư.

Ủy thác đầu tư là thuật ngữ pháp lý, tiếng Anh là “Investment Trust”, khái niệm “Ủy thác đầu tư” được hiểu như thế nào? Kính mời Quý Khách hàng theo dõi nội dung bài viết  Ủy thác đầu tư là gì?

Ủy thác đầu tư là gì?

Ủy thác đầu tư là việc một chủ thể được niêm yết công khai nhận ủy thác, thay mặt cho các nhà đầu tư của mình hoặc các tổ chức khác để đầu tư vào một dự án nào đó, tổ chức tài chính nhận ủy thác chịu trách nhiệm kiểm soát đầu tư cho chủ thể ủy thác đầu tư.

 “Ủy thác” là một hành vi pháp lý, trong đó bên được ủy thác nhân danh và được bên ủy thác trả phí để thực hiện một số hoạt động trong phạm vi ủy thác.

Ủy thác đầu tư tiếng Anh là gì?

Ủy thác đầu tư trong tiếng anh là Investment trust.

Ủy thác (Trust) được hiểu là bên ủy thác giao phó cho một tổ chức hay một cá nhân khác thay mặt mình làm một việc theo yêu cầu của mình. Đối với các ngân hàng thương mại, dịch vụ ủy thác bao gồm cả thực hiện ủy thác và nhận ủy thác.

Các hình thức nhận ủy thác đầu tư

Ủy thác đầu tư có các hình thức sau đây:

+ Nhận ủy thác đầu tư có chia sẻ rủi ro cao;

+ Nhận ủy thác đầu tư không chia sẻ rủi ro;

+ Nhận ủy thác đầu tư với lợi tức cố định.

Chủ thể liên quan đến hoạt động ủy thác đầu tư

Như phần giải thích “Ủy thác đầu tư là gì?” trên đây, chủ thể liên quan hoạt động Ủy thác đầu tư bao gồm: Bên ủy thác đầu tư và Bên nhận ủy thác đầu tư.

– Bên ủy thác đầu tư: Nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức)

– Bên nhận ủy thác đầu tư: tổ chức tín dụng (Ngân hàng, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Tổ chức tài chính vi mô, Quỹ tín dụng nhân dân); Công ty chứng khoán; Công ty đầu tư chứng khoán; Công ty quản lý quỹ.

Đặc trưng của hoạt động ủy thác đầu tư

– Tiền đầu tư của nhà đầu tư này được gộp chung với sự đóng góp của nhiều nhà đầu tư khác và được chủ thể nhận ủy thác sử dụng để tiến hành đầu tư vào một danh mục đầu tư nhất định.

– Về lý thuyết, lợi nhuận nhà đầu tư thu được từ rất khiêm tốn trong khi trên thực tế, lợi nhuận thu được phụ thuộc vào hiệu suất đầu tư và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của chủ thể nhận ủy thác.

– Hoạt động này phù hợp với một nhà đầu tư đang tìm kiếm lợi nhuận với mức rủi ro tối thiểu, vì hiệu quả đầu tư được các nhà đầu tư nhờ tới các chuyên gia trong tổ chức nhận ủy thác.

Ưu điểm và nhược điểm của Ủy thác đầu tư

Về ưu điểm của ủy thác đầu tư

– Hoạt động này cho phép nhà đầu tư ủy thác vốn đầu tư vào nhiều ngành nghề trong danh mục đầu tư theo các hình thức đầu tư đa dạng

– Phù hợp với các nhà đầu tư đang tìm kiếm các lựa chọn đầu tư dài hạn có rủi ro thấp .

– Chủ thể nhận ủy thác sẽ tiến hành trả lợi nhuận khi hoạt động đầu tư có lãi và nhà đầu tư có thể kiếm được đều đặn từ khoản đầu tư của mình.

Về nhược điểm của ủy thác đầu tư

– Để thu được một lượng lợi nhuận đáng kể từ khoản đầu tư, đòi hỏi một khoảng thời gian đáng kể

– Hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường và có thể dẫn đến thua lỗ khi đầu tư.

– Ngoài ra, hoạt động này còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của chủ thể nhận ủy thác; do đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát nào khác ngoài việc thoát khỏi khoản đầu tư hoàn toàn.

– Lợi nhuận có được từ ủy thác đầu tư phải chịu thuế và do đó có thể làm giảm lợi nhuận thực tế thu được từ khoản đầu tư.

Hoạt động ủy thác đầu tư đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, song pháp luật Việt Nam còn quy định thiếu chặt chẽ dẫn tới sự lỏng lẻo trong công tác quản lý hoạt động này. Nhà đầu tư cần cân nhắc các yếu tố thị trường, chủ thể nhận ủy thác, thời điểm tiến hành ủy thác, lãi xuất nhận được từ lợi nhuận của hoạt động ủy thác,….

Trên đây là chia sẻ của về nội dung vấn đề “Ủy thác đầu tư là gì?”. Mọi thắc mắc của Quý Khách hàng về bài viết hoặc thắc mắc liên quan đến Ủy thác đầu tư, mời Quý Khách hàng liên hệ đường dây nóng: 1900 6557 để được giải đáp.

>>>>>>> Quý khách có thể tham khảo: Hợp đồng ủy thác đầu tư

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi