Ủy quyền đúng pháp luật là gì theo quy định Bộ luật dân sự?
Ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo đó con người ngày càng bận rộn nên trong một số trường hợp họ không thể tự mình thực hiện được một số công việc nhất định mà phải ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện.
Việc ủy quyền được thực hiện rất phổ biến hiện nay vậy ủy quyền đúng pháp luật là gì theo quy định của Bộ luật dân sự ? nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp quý độc giả tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.
Ủy quyền là gì theo quy định của Bộ luật dân sự?
Ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Các bên có thể tự thỏa thuận về nội dung công việc ủy quyền, phạm vi được ủy quyền, thời hạn ủy quyền,..quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền và pháp luật không có quy định khác thì thời hạn ủy quyền là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Bên được ủy quyền có các nghĩa vụ như: Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó; báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;…
Bên ủy quyền có các nghĩa vụ như: Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc; Chịu trách nhiệm về việc cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền trong trường hợp các bên có thỏa thuận,…
>>>> Tham khảo: Mẫu giấy ủy quyền
Tư vấn về việc ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự
Nội dung câu hỏi:
Tôi là Tổng Giám đốc 1 Công ty xây dựng ở Hà Nội, vừa qua tôi có ủy quyền cho 1 trưởng phòng chi nhánh công ty tôi tại Đà Nẵng để ký đơn đề xuất và hợp đồng thi công, đóng dấu của Chi nhánh. Xin hỏi luật sư như vậy có đúng quy định của pháp luật không?
Trả lời:
Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự thì giao dịch dân sự có điều hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau:
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy, nếu bạn và trưởng phòng chi nhánh kia thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì có thể ủy quyền để ký đơn đề xuất, các hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì việc ủy quyền phải được lập thành hợp đồng để thỏa mãn khoản 2 điều 117 nêu trên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm quy định về việc ủy quyền trong Điều lệ Công ty mình để xem xét thêm về hiệu lực của việc ủy quyền này.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa...
Cho vay tiền qua chuyển khoản có đòi được không?
Hợp đồng vay tài sản theo Điều 463 Bộ luật dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy...
Hiệu trưởng có được ký hợp đồng kinh tế?
Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của...
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
Tranh chấp hợp đồng dân sự là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp...
Pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung nghĩa là quy định bắt buộc đối với?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp...
Xem thêm