Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp?
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 733 Lượt xem

Ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp?

Dân chủ trực tiếp được hiểu là sự thể hiện ý chí của công dân đối với các vấn đề của đất nước mà không cần thông qua bất cứ một tổ chức nào. Các hình thức của dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay là bầu cử, ứng cử Quốc hội, trong các cuộc trưng cầu dân ý….

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Vậy dân chủ là gì? Ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin chi tiết.

Dân chủ là gì?

Dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trưc tiếp hoặc thông qua đại diện do dân bầu ra.

Dân chủ gồm có các dạng: dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp, hoặc dân chủ nửa trực tiếp. Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của hình thức quản lý của chế độ dân chủ là thiết lập và duy trì nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số” và thừa nhận quyền tự do trong chính kiến và bình đẳng về giới tính, về dân tộc, về chính trị xã hội của công dân.

Chế độ dân chủ ra đời đánh dấu bước tiến bộ trong lịch sữ phát triển của loài người, trước hết là trong đấu tranh giai cấp nhằm chống lạichế độ quân chủ mà thực chất của nó là một người quyết định tất cả, là hình thức thống trị của một cá nhân. Có các loại: dân chủ tư sản,dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ nhân dân, dân chủ đại diện, dân chủ thuần túy; dân chủ hình thức; dân chủ giả hiệu.

Dân chủ trực tiếp là gì?

Dân chủ trực tiếp được hiểu là sự thể hiện ý chí của công dân đối với các vấn đề của đất nước mà không cần thông qua bất cứ một tổ chức nào. Các hình thức của dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay là bầu cử, ứng cử Quốc hội, trong các cuộc trưng cầu dân ý….

Chính vì dân chủ trực tiếp được thực hiện dân chủ của nhân dân không qua bất cứ tổ chức hay cá nhân nào nên trong một phạm vi đất nước thì việc thực hiện dân chủ trực tiếp thường xuyên rất khó khăn. Chỉ trong những phạm vi nhỏ của một tổ chức thì việc thực hiện dân chủ trực tiếp mới dễ dàng và có hiệu quả tốt. Vì thế chúng ta sẽ dễ thấy dân chủ trực tiếp trong các lớp học, trong cơ sở đoàn, trong các tổ chức nhỏ,…

Ưu điểm của dân chủ trực tiếp

– Trước khi khi ban hành bản hiến pháp 2013 thì nhà nước đã thực hiện dân chủ trực tiếp trên cả nước, Nhà nước đã in và phát những bản hiến pháp cho toàn dân để nhân dân biết về nội dung và dự thảo của bản hiến pháp này. Bởi chúng ta cũng biết hiến pháp chính là văn bản pháp lý cao nhất của một quốc gia, không một văn bản pháp luật nào được vi hiến, trong đó quy định cả những quyền và lợi ích của công dân nên toàn bộ người dân cần được biết và xây dựng Hiến pháp. Người dân khi có ý kiến xây dựng Hiến pháp thì được nhà nước ghi nhận và sửa đổi.

– Hình thức dân chủ trực tiếp là phương thức cơ bản biểu đạt rõ ràng nhất ý chí của người dân tới Nhà nước. Pháp luật quy định Nhà nước phải có trách nhiệm công khai, minh bạch mọi thông tin từ các hoạt động quản lý Nhà nước. Đều được người dân tiếp cận, nắm bắt qua thông báo của địa phương, qua tivi, sách báo, đài,… và các phương tiện truyền thông khác.

Hình thức dân chủ trực tiếp người dân có quyền nêu ra quan điểm, ý kiến cá nhân mà không phải thông qua bất kì một tổ chức nào, không bị cản trở, chi phối bởi những tổ chức đó. Dân chủ trực tiếp thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân tới Nhà nước mình.

Thông thường dân chủ trực tiếp chỉ được thực hiện khi đất nước có vấn đề rất quan trọng và cần ý kiến của toàn dân như hiến pháp, chính trị, xã hội, kinh tế,…

Như vậy dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ thuần khiết nhất. Mọi thành viên của cộng đồng, xin nhấn mạnh là mọi thành viên, đều có quyền ra quyết định. Tất cả đều được trình bày quan điểm và lợi ích mà không phải thông qua chính trị gia hay đảng phái, tổ chức nào. Ai ai cũng được tiếp cận thông tin, có thông tin và có cơ hội hiểu biết.

Hạn chế của dân chủ trực tiếp

Bên cạnh những ưu điểm, dân chủ trực tiếp cũng có một số nhược điểm cụ thể: Nước ta có quy mô dân số đông và đang trên đà tăng trưởng. Việc quản lý dân cư đối với các cấp chính quyền cũng là vấn đề luôn cần phải quản lý sát sao. Dân số đông, dân tộc, tôn giáo đa dạng, cần phải có những tổ chức để tập hợp, đại diện cho người dân để nêu ra ý kiến hay còn gọi là dân chủ gián tiếp.

Hình thức dân chủ trực tiếp chỉ được triển khai khi có những sự kiện lớn như bầu cử Quốc hội. Chính vì những hạn chế này nên dân chủ trực tiếp không phổ biến trong phạm vi cả nước mà chỉ ở phạm vi hẹp, chỉ ở tầm vi mô, ban đầu.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi