• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5437 Lượt xem

Tư vấn giám sát là gì?

Tư vấn giám sát là công việc giám sát quá trình thi công xây dựng công trình theo nội dung hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.

Một công trình có tốt và đảm bảo chất lượng hay không cần có bộ phận tư vấn giám sát chuyên nghiệp, tận tâm với công việc. Tư vấn giám sát là công việc rất quan trọng và không thể thiếu trong công tác xây dựng.

Vậy tư vấn giám sát là gì? Nội dung của tư vấn giám sát gồm những gì? Khách hàng theo dõi bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích.

Tư vấn giám sát là gì?

Tư vấn giám sát là công việc giám sát quá trình thi công xây dựng công trình theo nội dung hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.

Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là hoạt động dịch vụ tư vấn thực hiện các công việc giám sát quá trình thi công xây dựng công trình theo nội dung hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.

Giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giám sát công tác thi công xây dựng và công tác lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nâng cấp, phá dỡ, bảo hành, bảo trì công trình

Nội dung tư vấn giám sát

Từ việc tìm hiểu khái niệm liên quan đến Tư vấn giám sát là gì thì nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ mang đến bao gồm các vấn đề liên quan đến nội dung của tư vấn giám sát theo đúng quy định pháp luật.

Tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng có quy định: Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng.

Nội dung giám sát thi công xây dựng gồm:

– Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;

– Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng;

– Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

– Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt;

– Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình (quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng.

 Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;

– Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình (thường gọi là Nghiệm thu vật liệu đầu vào);

– Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;

– Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

– Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;

– Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

– Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;

– Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;

– Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;

– Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

– Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;

– Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Những những yêu cầu – trách nhiệm – và quyền hạn của người tư vấn giám sát

Bên cạnh việc tìm hiểu các quy định liên quan đến Tư vấn giám sát là gì? Nội dung của tư vấn giám sát thì chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến các yêu cầu, trách nhiệm, quyền hạn của người tư vấn giám sát.

Yêu cầu đối với tư vấn giám sát

– Nắm vững các văn bản, quy phạm, pháp luật về quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước (hoặc của ngành hiện hành).

– Có hiểu biết tốt về tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật.

– Có hiểu biết tốt về công tác xây lắp chủ yếu.

– Tận tâm, trung thực trong công tác giám sát.

– Là kỹ sư được đào tạo chuyên ngành và có kinh nghiệm công tác tối thiểu là 3 năm trong lĩnh vực phụ trách, có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

– Nắm vững các căn cứ pháp lý về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành của Nhà nước và của Bộ, Ngành liên quan.

– Nắm vững nội dung của hồ sơ thiết kế được duyệt, các điều kiện kỹ thuật riêng áp dụng cho các hạng mục công trình do Tổ chức Tư vấn Thiết kế lập. Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp. Các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, các quy trình, quy phạm về thi công, nghiệm thu hiện hành của Nhà nước và Ngành có liên quan.

– Nắm vững biện pháp và trình tự thi công được áp dụng.

– Nắm được tiến độ và yêu cầu nhân lực, máy móc thiết bị cần phải có để thực hiện công việc, đặc biệt là yêu cầu trình độ lành nghề của công nhân tương ứng với công việc họ thực hiện.

–  Phân tích đánh giá được chất lượng hoàn thành.

– Hiểu và thực hiện đúng công tác nghiệm thu.

– Khi phát hiện sai lỗi thì lập biên bản thông báo cho Ban QLDA, cấp trên trực tiếp hoặc cán bộ phụ trách kỹ thuật của nhà thầu (đối với sai lỗi của thi công) hoặc cho tổ chức thiết kế (đối với sai lỗi thiết kế) để khắc phục.

Nhiệm vụ của Tư vấn Giám sát

– Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng;

– Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng

– Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế

– Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình

Quyền hạn của Tư vấn Giám sát

– Yêu cầu các đơn vị thi công công trình thực hiện đúng thiết kế được duyệt tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và chế độ thể lệ quản lý xây dựng cơ bản. Ý kiến của Tư vấn Giám sát ghi trong nhật ký công trình là một yêu cầu bắt buộc các đơn vị thi công phải xem xét giải quyết thỏa đáng, kịp thời.

– Không nghiệm thu xác nhận những khối lượng xây lắp và đề nghị không thanh toán các dạng khối lượng

– Ngừng có thời hạn phần việc xây lắp không bảo đảm chất lượng hoặc phát hiện các biến dạng đáng ngờ, có nguy cơ xảy ra sự cố đột biến đồng thời phải báo cáo nhanh cho Ban QLDA cho lãnh đạo đơn vị xây lắp, thiết kế biết để giải quyết và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

 Trách nhiệm của Tư vấn Giám sát

– Xác nhận không đúng với tổ chức xây lắp các khối lượng đã thực hiện không đúng thiết kế, không đúng với điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác xây lắp không đảm bảo chất lượng.

– Lập biên bản không đúng với thực tế và các tài liệu khác trong quá trình giám sát kỹ thuật.

– Để tổ chức xây lắp thi công không phù hợp với thiết kế và không có lý do đầy đủ.

– Các quyết định của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

– Tư vấn Giám sát không được phép kiêm nhiệm các công trình của tổ chức xây lắp hoặc tổ chức thiết kế công trình mình phụ trách hoặc thực hiện nhiệm vụ riêng của các cơ quan này giao cho.

– Tư vấn Giám sát không được tự ý quyết định cho thay đổi thiết kế đã được duyệt trong quá trình xây dựng. Việc thay đổi thiết kế chỉ tiến hành theo thủ tục đã được quy định.

– Ngoài ra Tư vấn Giám sát còn có trách nhiệm đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị thi công thi công đúng tiến độ và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật Nhà nước về sự thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Công việc của tư vấn giám sát

Tư Vấn Giám sát thi công xây dựng công trình là công việc bao gồm:
– Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;
– Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;
– Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
– Đề xuất với chủ đầu tư công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi;
– Người làm công việc này gọi là “Kĩ sư tư vấn giám sát thi công chất lượng công trình” và phải có chứng chỉ hành nghề.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi