Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Tự kỷ có được coi là khuyết tật không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2777 Lượt xem

Tự kỷ có được coi là khuyết tật không?

Tự kỷ, có tên gọi tiếng Anh là autism, là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại.

Trong những năm gần đây, số lượng người tự kỷ tăng lên đến mức báo động. Những người tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với người xung quanh và có các biểu hiện rối loạn khác làm cho họ khó khăn trong hòa nhập cộng đồng. Đối tượng này cần có được sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, bạn bè, Nhà nước và toàn xã hội. Vậy Tự kỷ có được coi là khuyết tật không, mời quý độc giả theo dõi bài viết để giải đáp thắc mắc này.

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ, có tên gọi tiếng Anh là autism, là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Tự kỷ thường được phát hiện phần lớn ở độ tuổi từ 3-10 tuổi, kéo dài mà không thuyên giảm.

Trẻ tự kỷ thường tự cô lập bản thân với thế giới xung quanh, kết hợp với những hành vi lặp đi lặp lại gây cản trở những quan hệ và giao tiếp xã hội của các em. Biểu hiện tự kỷ thể hiện ở mỗi người lại khác nhau, có một số người có hạn chế về học tập, về kỹ năng giao tiếp xã hội… Tuy nhiên nhiều trường hợp lại có khả năng đặc biệt và trí nhớ tốt như nhớ các đồ vật, giỏi số học, hình học,…

Mỗi trẻ tự kỷ gặp những khó khăn khác nhau về phát triển xã hội và giao tiếp, chính vì vậy cần được gia đình, xã hội hỗ trợ ở các mức độ khác nhau về mặt vật chất và tinh thần.

Để tìm hiểu các quy định liên quan đến đối tượng tự kỷ, mời các bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết Tự kỷ có được coi là khuyết tật không.

Tự kỷ có được coi là khuyết tật không?

Theo quy định tại khoản 1, điều 3, Luật Người khuyết tật 2010 và điều 2, văn bản hợp nhất số 763/VBHN-BLĐTBXH ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, có các dạng tật sau:

– Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

– Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

– Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

– Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

– Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

– Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp nêu trên.

Mặt khác, theo quy định tại thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện, rối loạn phổ tự kỷ được xếp vào dạng khuyết tật khác.

Như vậy, tự kỷ được coi là khuyết tật theo quy định hiện hành.

Thủ tục xác định mức độ khuyết tật

Theo quy định tại điều 18, Luật Người khuyết tật 2010, thủ tục xác định mức độ khuyết tật được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1:  Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.

Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

Bước 3: Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.

Mức trợ cấp hàng tháng của người khuyết tật

Nếu người tự kỷ được xác định là trường hợp khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được hưởng mức trợ cấp xã hội hàng tháng. Hiện nay, mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật được tính theo mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số quy định.

Theo quy định tại điều 4, Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, mức chuẩn trợ giúp xã hội là 270.000 đồng. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định mức trợ cấp xã hội, mức trợ cấp nuôi dưỡng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng và các mức trợ giúp xã hội khác cao hơn các mức tương ứng.

Theo khoản 1, điều 16, văn bản hợp nhất số 763/VBHN-BLĐTBXH,  Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được quy định như sau:

– Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

– Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;

– Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;

– Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em.

Như vậy, qua bài viết Tự kỷ có được coi là khuyết tật không, chúng ta thấy được tự kỷ thuộc dạng khuyết tật khác theo quy định pháp luật. Chúng tôi mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ích đối với quý bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi