Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Trường hợp nào nhà nước thu hồi đất mà không được bồi thường?
  • Thứ bẩy, 30/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2234 Lượt xem

Trường hợp nào nhà nước thu hồi đất mà không được bồi thường?

Ngoài việc bồi thường trên diện tích sổ đỏ thì trên diện tích đất rừng không đền bù đất cho dân mà chỉ đền cây trồng trên đất, dân trồng keo nên mức đền rất thấp, nếu nhà nước đền bù như vậy dân mất hết đất canh tác mà số tiền đền thì quá ít không đủ chuyển đổi sang ngành nghề khác thì làm sao đảm bảo được cuộc sống. Luật sư tư vấn giúp tôi xem đất bị thu hồi như vậy không đền bù mà chỉ đền cây là có đúng không?

Câu hỏi:

Kính gửi Luật sư, tôi muốn tư vấn giúp về vấn đề Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Tôi ở Thái Nguyên hiện tại ở quê tôi ngoài đất theo sổ đỏ thì toàn bộ đất rừng dân trồng rừng đều không có sổ đỏ là đất nhận khoán của Nhà nước nhưng người dân đã làm từ năm 1990 đến nay rồi giờ nhà nước thu hồi lại 90 ha giao cho quân đội làm doanh trại, ngoài việc bồi thường trên diện tích sổ đỏ thì trên diện tích đất rừng không đền bù đất cho dân mà chỉ đền cây trồng trên đất, dân trồng keo nên mức đền rất thấp, nếu nhà nước đền bù như vậy dân mất hết đất canh tác mà số tiền đền thì quá ít không đủ chuyển đổi sang ngành nghề khác thì làm sao đảm bảo được cuộc sống. Luật sư tư vấn giúp tôi xem đất bị thu hồi như vậy không đền bù mà chỉ đền cây là có đúng không?

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi trả lời như sau:

Thứ nhất: về việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.

Theo Hiến pháp 2013 quy định: Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”. Hiện nay, Luật đất đai 2013 đã cụ thể hóa vấn đề này tại Điều 61, thành các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh được quy định như sau:

Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:

1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

2. Xây dựng căn cứ quân sự;

3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

4. Xây dựng ga, cảng quân sự;

5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;

9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

Thứ hai: về việc bồi thường.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật đất đai 2013 về nguyên tắc bồi thường như sau: “Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất“Vì vậy, đối với diện tích mà các hộ dân nơi bạn đã được cấp sổ đỏ thì bên chủ đầu tư dự án phải tiến hành bồi thường theo quy định đã nêu.

Theo quy định tại Điều 76 Luật đất đai 2013 Đối với diện tích 90 ha chưa được cấp sổ đỏ, sẽ áp dụng như sau: “Đất nhận khoán để sản xuất lâm, nông nghiệp thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất khi Nhà nước thu hồi“.

–  Việc bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh… được quy định như sau: Chi phí đầu tư vào đất còn lại là các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi, người đó vẫn chưa thu hồi hết.

–  Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau: Chi phí san lấp mặt bằng; chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh; chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

–  Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại: Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất. Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh) căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại; chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

Thứ ba: về việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân.

Theo quy định tại Điều 84 Luật đất đai 2013 về việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

Trường hợp người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; trường hợp người có đất thu hồi còn trong độ tuổi lao động thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

3. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ. Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tổ chức lấy ý kiến và có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của người có đất thu hồi.

Như vậy, việc quy định thu hồi đất nhằm nhiều mục đích khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng mà nhà làm luật hướng đến là đảm bảo việc cân bằng quỹ đất có hạn vừa đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế của người sử dụng đất vừa đảm bảo phát triển nền kinh tế chung của đất nước cũng như đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng. Bên cạnh việc thu hồi đất, Nhà nước sẽ có những chính sách đảm bảo đời sống cho nhân dân.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi