• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 3051 Lượt xem

Trưng dụng là gì?

Trưng dụng là việc tạm lấy hoặc tạm sử dụng tài sản, nhân công của cá nhân công dân hay của các đơn vị, cơ quan dưới quyền trong một thời gian nhất định để phục vụ cho công việc cần thiết, các công việc trước mắt, trưng dụng được sử dụng với tư cách là một thuật ngữ pháp lý khi nó được coi là một biện pháp pháp luật.

Trong trường hợp cần thiết vì mục đích phục vụ an ninh quốc phòng, phục vụ các lợi ích quốc gia cần huy động kịp thời nguồn lực về tài sản để đáp ứng nhu cầu của Nhà nước, người có thẩm quyền được phép tiến hành trưng dụng tài sản của các cá nhân, tổ chức.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về Trưng dụng là gì, các quy định liên quan đến vấn đề này để Quý khách hàng có thể nắm rõ hơn.

Trưng dụng là gì?

Trưng dụng là việc tạm lấy hoặc tạm sử dụng tài sản, nhân công của cá nhân công dân hay của các đơn vị, cơ quan dưới quyền trong một thời gian nhất định để phục vụ cho công việc cần thiết, các công việc trước mắt, trưng dụng được sử dụng với tư cách là một thuật ngữ pháp lý khi nó được coi là một biện pháp pháp luật.

Trưng dụng tài sản là gì?

Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn các tài sản của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật sự cần thiết vì các lý do như phục vụ quốc phòng an ninh, các mục đích vì lợi ích quốc gia (theo khoản 2, điều 2 Luật trưng mua trưng dụng năm 2008).

Các tài sản thuộc đối tượng trưng dụng tài sản bao gồm có:

+ Nhà, đất và các tài sản khác gắn liền với đất;

+ Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và các phương tiện kỹ thuật khác.

Như vậy, chúng ta đã hình dung được Trưng dụng là gì? Trưng dụng tài sản được quy định như thế nào và các tài sản là đối tượng trưng dụng tài sản theo quy định.

Huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 27 Luật Trưng mua trưng dụng năm 2008 quy định trong trường hợp tài sản được trưng dụng phải có người điều khiển, vận hành nhưng cá nhân, tổ chức được giao quản lý sử dụng tài sản trưng dụng không có người vận hành thì người quyết định trưng dụng tài sản được phép huy động người đang vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng đó để vận hành, điều khiển.

Khi tiến hành huy động người điều khiển, vận hành tài sản trưng dụng kèm theo quyết định huy động, trong đó phải thể hiện các nội dung sau:

+ Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định huy động;

+ Họ tên, địa chỉ của người được huy động;

+ Mục đích khi huy động;

+ Thời điểm, thời hạn huy động.

Quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng theo quy định phải được thể hiện bằng văn bản và phải được giao trực tiếp cho người được huy động.

Trong trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định huy động bằng lời nói, tuy nhiên phải có giấy xác nhận về việc huy động ngay tại thời điểm huy động đó và có đầy đủ các nội dung như trên.

Người có tên vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng trong quyết định có nghĩa vụ chấp hành quyết định huy động.

Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản

Điều 24 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 quy định về thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản như sau:

– Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này.

– Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản.

Nội dung của quyết định trưng dụng tài sản là gì?

Quyết định trưng dụng tài sản bằng văn bản có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng tài sản;

– Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;

– Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;

– Mục đích, thời hạn trưng dụng tài sản;

– Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng;

– Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng.

Quyết định trưng dụng tài sản phải được giao cho người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; trường hợp người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng vắng mặt thì quyết định trưng dụng tài sản phải được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trưng dụng.

Thời hạn trưng dụng tài sản

Điều 28 Luật Trưng mua trưng dụng năm 2008 quy định cụ thể về thời hạn trưng dụng tài sản như sau:

+ Thời hạn trưng dụng tài sản theo quy định được tính bắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh đối với các trường hợp quy định tại khoản 01 điều 05 của Luật này;

+ Đối với các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 điều 05 của Luật này thì thời hạn quy định là không quá 30 ngày;

Khi hết thời hạn trưng dụng tài sản theo quy định nhưng mục đích của việc trưng dụng tài sản chưa hoàn thành thì được phép gia hạn nhưng thời gian gia hạn không được quá 15 ngày. Việc gia hạn phải được thể hiện trong quyết định bằng văn bản và gửi cho người có tài sản trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Trưng dụng là gì. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn thêm thông tin pháp lý hoặc muốn sử dụng dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Tổng đài tư vấn 1900 6557.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi