Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tranh chấp lao động
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 896 Lượt xem

Tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương và các điều kiện lao động khác , về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề.

Quan hệ lao động là một trong những quan hệ hết sức gần gũi với mỗi người.  Bởi vì khi đã đến tuổi lao động thì đây là quan hệ xảy ra tất yếu đối với mỗi người. Nhưng quan hệ  cũng là một trong những quan hệ có tỷ lệ xảy ra tranh chấp  tương đối cao, và đó gọi là tranh chấp lao động.

Qua bài viết này Tổng đài 1900 6557 của Công ty Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết tới Quí vị về Loại tranh chấp này và những vấn đề liên quan.

Tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương và các điều kiện lao động khác , về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề.

Tranh chấp lao động là một cụm từ ghép, trong đó tranh chấp được hiểu là sự tranh giành một lợi ích. Sự tranh giành đó cho người ra cảm  nhận về một số lượng nhất định những người tham gia cũng như sự thể hiện của nó ra bên ngoài. Không thể có việc một người tạo nên và chỉ có một người là nhân vật duy nhất trong một vụ tranh chấp. Một tranh chấp  cũng phải có từ ít nhất hai cá thể trở lên.

Tranh chấp lao động không chỉ là tranh chấp về sự lao động, về sự làm việc tức là xung đột về hành vi liên quan đến lao động chức năng của người lao động. Tranh chấp lao động là loại tranh chấp về các vấn đề liên quan đến quá trình lao động, tức là quá trình xác lập, quy trì, chấm dứt mối quan hệ lao động giữ các bên. Ngoài ra còn có các vấn đề như học nghề, đào tạo nghề,…

Bên cạnh các quyền và lợi ích trực tiếp và đối xứng giữa các bên như nghĩa vụ làm việc, quyền hưởng thù lao, nghĩa vụ báo cáo các điều kiện lao động, quyền nhận thành quả của lao động giữa các bên còn nảy sinh các quyền và lợi ích khác như: quyền đòi bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra…

Giải quyết tranh chấp lao động tại Toà án

Giải quyết tranh chấp lao động tại Toà án là hoạt động giải quyết tranh chấp do toà án với tư cách là cơ quan tài phán mang quyền lực nhà nước tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định và phán quyết được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước

Việc giải quyết tranh chấp lao động tại Toà án  có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Giải quyết tranh chấp lao động tại toà án nhìn chung là hoạt động giải quyết cuối cùng sau khi tranh chấp đã được giải quyết ở các giai đônạ khác mà không đạt được kết quả ( trừ một số trường hợp nhất định)

Mục đích của việc giải quyết tranh chấp lao động là dàn xếp những mâu thuẫn trong quan hệ lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể và trong phần lớn các trường hợp còn nhằm mục đích để sau đó quan hệ lao dodongnj được tiếp tục duy trì.Do đó giải quyết tranh chấp lao động tại cơ quan toà án mang quyền lực nhà nước ít được ưu tiên ngay.

Thứ hai: Việc giải quyết tranh chấp lao động tại Toà án được thực hiện bởi cơ quan tài phán mang quyền lực nhà  nước đặc biệt, được tiến hành theo thủ tục tố tụng chặt chẽ.

Việc giải quyết tranh chấp lao động tại Toà án phải tuân theo những thủ tục nhất định chặt chẽ hơn so với việc giải quyết tranh chấp lao động tại hội đồng hoà giải cơ sở hay hội đồng trọng tài lao động.

Việc không tuân theo những trình tự, thủ tục tố tụng tại toà án bị coi là vi phạm thủ tục tố tụng và có thể dẫn đến hậu quả nhất định; bản án hoặc quyết định của toà án có thể bị kháng cáo , kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm

Thứ ba: Các phán quyết của Toà án về vụ tranh chấp lao động được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Quyết định , bản án của toà án được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước thông qua cơ quan thi hành án.Nhờ đó, việc giải quyết tranh chấp lao động tại toà án có một số ưu điểm so với giải quyết tranh chấp ở các giai đoạn khác như: có thể giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp lao động, phán quyết của toà án có khả năng bảo vệ  tốn hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Đình công là gì?

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Các dấu hiệu cơ bản của đình công:

– Đình công biểu hiện bằng sự ngừng việc tạm thời

Sự ngừng việc của đình công được hiểu là phản ứng của những người lao động bằng cách không làm việc, không xin phép trong khi biết trước là người sử dụng lao động không đồng ý. Trong ý thức của những người ngừng việc và trên thực tến sự ngừng việc này chỉ diễn ra tạm thời, trong một thời gian ngắn

– Đình công phải có sự tự nguyện của người lao động

Người lao động hoàn toàn không bị người khác bắt buộc, cưỡng ép ngừng làm việc. Nếu người lao động bị những người khác ép buộc đình công  thì hoàn toàn  không phải người đó đang sử dụng quyền đình công của mình. Nếu tập thể lao động bị những thế lực khác buộc phải ngừng việc thì đó cũng không phải đình công.

– Đình công luôn có tính tập thể

Đình công là quyền của người lao động nhưng thực hiện đình công bao giờ cũng mang tính tập thẻ, Điều đó có nghĩa là ý chí của cá nhân và tập thể phải có sự trùng hợp thì người lao động mới có thể sử dụng và thực hiện quyền đình công của mình.

Từ những phân tích trên Công ty Luật Hoàng Phi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Tranh chấp lao động. Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi