• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 3206 Lượt xem

Tổ chức tín dụng là gì?

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng như nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung 2017.

Một trong những loại hình tổ chức tín dụng phổ biến hiện nay mà chúng ta thường thấy đó là ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tín dụng phi nhân hàng, tổ chức tài chính vi mô. Vậy tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm của tổ chức tín dụng?

Để giải đáp những thắc mắc của khách hàng, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Tổ chức tín dụng là gì?

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng như nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung 2017.

Hiện nay Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Để hiểu rõ hơn về tổ chức tín dụng là gì cũng như các hoạt động của tổ chức tín dụng dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ về các khái niệm liên quan đến ngân hàng, tố chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng phổ biến nhất hiện nay, có thể được thực hiện tất cả các hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Trong hoạt động chúng ta thấy các loại hình ngân hàng bao gồm như ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm hình thức hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Quy định chung về tổ chức tín dụng

Về mặt kinh tế, đối tượng kinh doanh chính, mang tính nghề nghiệp của tổ chức tín dụng là tiền tệ và đó là dấu hiệu để phân biệt tổ chức tín dụng với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân.

Về mặt pháp lí, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng thuộc phạm vi áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước.

Căn cứ vào phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, tổ chức tín dụng được phân chia làm hai loại: tổ chức tín dụng là ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Tổ chức tín dụng là ngân hàng không bị hạn chế phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ngoài các hoạt động kinh doanh ngân hàng, tổ chức tín dụng là ngân hàng còn được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác như bảo quản tài sản quý hiếm, tư vấn tài chính…

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kì hạn, không được cung cấp dịch vụ thanh toán.

Căn cứ vào các hình thức sở hữu, tổ chức tín dụng được chia thành các loại sau:

1) Tổ chức tín dụng nhà nước;

2) Tổ chức tín dụng cổ phần;

3) Tổ chức tín dụng hợp tác;

4) Tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài.

Đặc điểm của tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt nam và những quy định khác của pháp luật.

– Đối tượng kinh doanh: Tổ chức tín dụng hoạt động chủ yếu liên quan đến tiền tệ và giấy tờ có giá trị như tài sản đất đai, xe ô tô…

– Hoạt động kinh doanh đặc thù đó là việc huy động vốn và sử dụng vốn sẵn có hoặc nguồn vốn huy động được.

+ Huy động vốn của tổ chức tín dụng là việc: nhận tiền gửi vay vốn ngân hàng nhà nước.

+ Sử dụng vốn là việc tổ chức tín dụng cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán cho đối tượng sử dụng vốn của chính tổ chức tín dụng đó.

– Tính rủi ro: nguy cơ mất vốn hoặc có thể gây ra rủi ro cho toàn hệ thống tín dụng.

– Quản lý tổ chức tín dụng: chủ thể quản lý là ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng

1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.

6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn”.

Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng

1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:

a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;

b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.

2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình”.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Tổ chức tín dụng là gì cùng một số nội dung liên quan. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết chưa rõ thông tin nào vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi