Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 622 Lượt xem

Thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể

Trên cơ sở đồng thuận, các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tiến hành thương lượng tập thể.

Quy định về Thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể 

Thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể là nội dung được ghi nhận tại Điều 73 Bộ luật lao động, cụ thể như sau:

Điều 73. Thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể

1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tiến hành thương lượng tập thể.

2. Khi nhận được yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tổ chức việc thương lượng tập thể. Thành phần Hội đồng thương lượng tập thể bao gồm: 

a) Chủ tịch Hội đồng do các bên quyết định và có trách nhiệm điều phối hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể, hỗ trợ cho việc thương lượng tập thể của các bên; 

b) Đại diện các bên thương lượng tập thể do mỗi bên cử. Số lượng đại diện mỗi bên thương lượng tham gia Hội đồng do các bên thỏa thuận; 

c) Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Hội đồng thương lượng tập thể tiến hành thương lượng theo yêu cầu của các bên và tự chấm dứt hoạt động khi thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia được ký kết hoặc theo thỏa thuận của các bên.

4. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể. 

Bình luận về Thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể 

Điều 73 quy định về một cách thức thương lượng tập thể cụ thể của thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia với sự tham gia, điều phối và hỗ trợ của bên thứ ba là Nhà nước thông qua Hội đồng thương lượng tập thể. Đây là cơ chế không bắt buộc, các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia có thể sử dụng khi họ thấy phù hợp hoặc không sử dụng nếu họ không muốn. 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 73, việc yêu cầu thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để điều phối, hỗ trợ quá trình thương lượng tập thể phải được cả hai bên thương lượng đồng thuận. Nếu chỉ có một bên muốn thành lập Hội đồng mà bên kia không muốn thì việc thành lập Hội đồng thương lượng tập thể cũng không đặt ra. 

Địa chỉ để các bên yêu cầu thành lập Hội đồng thương lượng tập thể là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 73, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi nhận được yêu cầu là phải thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tổ chức việc thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia.

Về cơ bản, thành phần của Hội đồng thương lượng tập thể do chính các bên quyết định, trong đó có Chủ tịch Hội đồng, đại diện các bên và đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quy định này là hợp lý vì bản chất Hội đồng thương lượng tập thể không có quyền lực để quyết định về những nội dung thương lượng tập thể. Những nội dung thương lượng tập thể vẫn hoàn toàn do các bên thương lượng quyết định. Hội đồng chỉ điều phối, hỗ trợ quá trình thương lượng mà không quyết định về những nội dung thương lượng.

Điều quan trọng là Hội đồng phải bảo đảm được hiệu quả và duy trì được sự tin cậy của các bên thương lượng thông qua sự chuyên nghiệp và trung lập của mình. Chủ tịch Hội đồng do các bên quyết định chính là một trong những điều kiện quan trọng để bảo đảm sự tin cậy của các bên. 

Khoản 3 Điều 73 quy định Hội đồng thương lượng tập thể tiến hành thương lượng theo yêu cầu của các bên và tự chấm dứt hoạt động khi thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia được ký kết hoặc theo thỏa thuận của các bên.

Trong trường hợp thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thành công và thỏa ước lao động được ký kết thì việc giám sát hoặc hỗ trợ việc thực hiện thỏa ước không phải lúc nào cũng đơn giản. Do đó, điều luật mở đường cho việc tiếp tục duy trì sự tồn tại và hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể trong trường hợp các bên có nhu cầu. 

Hội đồng thương lượng tập thể là vấn để hoàn toàn mới, lần đầu tiên được quy định tại Việt Nam nên BLLĐ chỉ quy định những vấn đề lớn, có tính nguyên tắc. Những nội dung cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là hoạt động tác nghiệp của Hội đồng thương lượng tập thể sẽ do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Ngày 12/11/2020, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi