• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 496 Lượt xem

Thừa kế quyền tác giả là?

Quyền tác giả cũng như quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu trí tuệ và thuộc quyền tài sản, do vậy quyền tác giả cũng là tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, quyền tác giả chỉ được bảo hộ trong một thời hạn luật định và thừa kế quyền tác giả có những đặc điểm và tính chất khác biệt so với thừa kế các loại tài sản khác.

Thừa kế quyền tác giả đã được pháp luật quy định để bảo đảm tác giả có thể để lại thừa kế cho tổ chức, cá nhân khác. Vậy thừa kế quyền tác giả là? Và pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây để biết thêm các thông tin hữu ích.

Căn cứ theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Như vậy, các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản. Quyển tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, theo đó quyền tài sản là di sản thừa kế sau khi chủ sở hữu của quyền tài sản chết. Căn cứ vào các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp, thì các quyền tài sản đối với đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp là tài sản.

Quyền tác giả cũng như quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu trí tuệ và thuộc quyền tài sản, do vậy quyền tác giả cũng là tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, quyền tác giả chỉ được bảo hộ trong một thời hạn luật định và thừa kế quyền tác giả có những đặc điểm và tính chất khác biệt so với thừa kế các loại tài sản khác. Để có một sự đánh giá toàn diện về thừa kế quyền tác giả, trong phần này chúng tôi đã phân tích khái quát những khía cạnh trong quan hệ thừa kế quyền tác giả và những điểm đặc thù cũng như bất cập của nội dung pháp luật thực định được áp dụng để giải quyết những tranh chấp về thừa kế quyền tác giả.

Trường hợp tác giả chết thì người thừa kế của tác giả được hưởng một số quyền thuộc nội dung quyền tác giả. Theo quy định của pháp luật, quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có quyền để lại thừa kế quyền tác giả. Những người thừa kế quyền tác giả với tư cách là chủ sở hữu tác phẩm có quyền để lại quyền thừa kế quyền tác giả do được thừa kế cho những người thừa kế khác sau khi qua đời, trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả do pháp luật quy định vẫn còn.

Thừa kế quyền tác giả là thừa kế một số quyền nhân thân và quyền tác giả có liên quan đến quyền tác giả là di sản thừa kế. Các quyển nhân thân của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao được thừa kế gồm quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm. Người thừa kế quyển nhân thân của tác giả có quyền thực hiện các hành vi thể hiện tác phẩm trước công chúng dưới dạng thuyết trình, trưng bày, xuất bản, biểu diễn, phát thanh, truyền hình và các vật chất hình thức khác.

Công bố tác phẩm qua xuất bản phẩm gồm các loại hình: Sách, tài liệu, tranh ảnh, áp phích, catalo, tờ rơi, tờ gấp, lịch, bản đồ, át lát, bản nhạc, cờ, truyền đơn, khẩu hiệu, câu đối, cuốn thư, bằng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình thay sách hoặc kèm theo sách. Người thừa kế quyền tác giả tự mình thực hiện các hành vi trên hoặc chuyển giao cho người khác thực hiện thông qua giao dịch dân sự hợp pháp.

Người thừa kế được hưởng các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm, bao gồm: Tiền nhuận bút, tiền thù lao khi tác phẩm được sử dụng, được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm cũng dưới các hình thức tương tự như tác giả khi còn sống có quyền sử dụng và được thể hiện ở những quan hệ xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê, nhận giải thưởng đối với tác giả để lại (trừ trường hợp tác phẩm đó không được nhà nước bảo hộ).

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi