Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục phân chia tài sản chung là đất đai
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3879 Lượt xem

Thủ tục phân chia tài sản chung là đất đai

Kính gửi Công ty Luật Hoàng Phi, tôi có câu hỏi như sau muốn được nhờ Luật sư tư vấn giúp. Hiện tại tôi muốn được phân chia phần tài sản chung. Tôi muốn được Luật sư tư vấn về thủ tục phân chia tài sản này?

Câu hỏi:

Kính gửi Công ty Luật Hoàng Phi, tôi có câu hỏi như sau muốn được nhờ Luật sư tư vấn giúp. Hiện tại tôi và em gái tôi cùng với bà dì (vợ 2 của bố) cùng sở hữu chung một mảnh đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên cho 3 người chúng tôi (tài sản bố tôi đã mất để lại). Hiện tại tôi muốn được phân chia phần tài sản chung này. Tôi muốn được Luật sư tư vấn về thủ tục phân chia tài sản này?

Trả lời:

Chào bạn, về câu hỏi Thủ tục phân chia tài sản chung là đất, Luật sư chúng tôi trả lời như sau:

Hiện nay, căn nhà đã được đăng ký sang tên cho bạn, em gái bạn và người vợ thứ hai của bố bạn nên việc phân chia căn nhà do ba người tự thỏa thuận và thực hiện theo quy định của pháp luật.

Để phân chia tài sản chung là đất đai, trước hết ba người là bạn, em gái bạn và người vợ thứ hai của bố bạn phải thỏa thuận xác định rõ phần của từng người, có thể phân chia nhà (nếu việc phân chia nhà đủ điều kiện và có thể phân chia được theo quy định của pháp luật); hoặc phân chia theo giá trị bằng tiền của mảnh đất. Thủ tục được thực hiện như sau:

Thứ nhất: Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung.

Tại Điều 42 Luật công chứng năm 2014 có quy định về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản như sau:

“Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”.

Như vậy, bạn có thể đến bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản để yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung. Bạn nộp hồ sơ yêu cầu công chứng gồm các giấy tờ sau đây:

– Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

– Bản sao giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú phô tô công chứng, chứng thực) của bạn, em gái bạn và vợ 2 của bố bạn;

 – Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao công chứng, chứng thực);

– Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung (nếu có);

– Bản sao giấy tờ khác.

Thủ tục phân chia tài sản chung là đất đai

Thứ hai: Thủ tục sang tên quyền sử dụng đất

Sau khi công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung, các bên có trách nhiệm thực hiện theo những cam kết đã thỏa thuận trong văn bản. Người được hưởng quyền sử dụng đất sẽ có quyền đăng ký sang tên quyền sử dụng đất ở tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Hồ sơ đăng ký sang tên:

Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính);

– Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú của bạn, em gái bạn và vợ 2 của bố (bản sao có công chứng, chứng thực).

Như vậy, nếu như cả 3 bên thỏa thuận được việc phân chia tài sản chung được phân chia thành từng phần như thế nào, ai nhận tiền, ai nhận toàn bộ đất, hay là phân chia nhà thành 3 phần để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (phụ thuộc vào diện tích) riêng thì tiến hành thủ tục đăng ký sang tên.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Các loại hình phạt theo Bộ luật hình sự mới nhất

Hình phạt của Luật Hình sự Việt Nam bao gồm hai nhóm: Nhóm các hình phạt chính và nhóm các hình phạt bổ sung. Căn cứ chủ yếu để phân biệt hình phạt chính với hình phạt bổ sung là khả năng được áp dụng (tuyên) độc lập của loại hình phạt đối với mỗi tội...

Con sinh ra nhờ mang thai hộ là con của ai?

Tôi và chồng có nhờ một người mang thai hộ, đã có văn bản cụ thể, đúng quy định, tôi muốn hỏi con sau khi sinh ra là con của ai? xác đinh như thế nào? làm giấy khai sinh cho con như thế...

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới nhất.

Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới được quy định trong BLHS năm 2015. Người phạm tội trong trường hợp này có động cơ bắt giữ người phạm tội nhưng khi thực hiện việc này họ đã dùng vũ lực, gây thiệt hại cho người bị bắt giữ vượt quá mức cần...

Những trường hợp nào được hưởng trợ cấp tuất một lần?

Con tôi đang làm việc theo hợp đồng lao động cho một công ty, không may bị tai nạn lao động và không qua khỏi. Vậy con tôi có được hưởng trợ cấp tuất một lần...

Thủ tục thay đổi lại dân tộc được thực hiện như thế nào?

Trước đây khi đi đăng ký khai sinh cho con trai tôi, lấy dân tộc Kinh theo dân tộc của bố. Nay chúng tôi muốn thay đổi lại dân tộc cho cháu sang dân tộc Tày giống mẹ thì thủ tục được thực hiện như thế...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi