Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1684 Lượt xem

Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân

Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện đòi nợ tiền cá nhân nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện, đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

Thông thường trong giao dịch dân sự các khoản vay dựa trên sự tin tưởng nhau, do đó nhiều khi có tranh chấp các bên rất khó thương lượng với nhau. Có thể thấy ngày nay ngày càng có nhiều tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho vay tài sản, đặc biệt là các khoản nợ cá nhân. Khi hai bên hòa giải, thương lượng, thỏa thuận không được thì có thể khởi kiện đòi nợ tiền cá nhân tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Vậy Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân ra sao là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Trong bài viết bài, chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý Độc giả nội dung: Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân.

Quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản

Trước khi tìm hiểu về Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân bài viết xin đưa ra một số nội dung liên quan để bạn đọc nắm rõ.

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ trả lãi nếu thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng phát sinh hiệu lực từ thời điểm giao kết. Khi bên cho vay cho bên vay vay tài sản bằng lời nói thì hợp đồng được giao kết,còn nếu hợp đồng giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm các bên có thỏa thuận về nội dung của hợp đồng trong văn bản và ký kết với nhau. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nếu hợp đồng vay được giao kết dưới hình thức văn bản thì khi xảy ra tranh chấp sẽ có cơ sở giải quyết. Còn hợp đồng giao kết dưới hình thức lời nói giữa các bên với nhau thì khi có tranh chấp xảy ra thì rất khó chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Do đó, khi các bên cho vay tài sản nên giao kết dưới hình thức bằng văn bản với nhau để có căn cứ giải quyết.

Theo quy định pháp luật dân sự hiện hành thì bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận với nhau. Đối với các trường hợp, đến hạn nhưng bên vay không trả hoặc chậm trả được xác định là vi phạm nghĩa vụ, theo đó bên cho vay có quyền khởi kiện tại Tòa án đề đòi lại số tiền cho vay.

Thời hiệu khởi kiện

Tại Điều 429 BLDS 2015 thì “ Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.

Có thể thấy theo quy định pháp luật thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Đương sự chỉ được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Khái niệm về thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm liên quan trực tiếp đến việc xác định thời hiệu khởi kiện, tuy nhiên pháp luật không có hướng dẫn, quy định về nội dung này.

Trên thực tế, thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm được xác định thông qua giấy ghi nợ, mà thường các giao dịch dân sự cho vay lại thường bằng hình thức thỏa thuận miệng với nhau. Do đó khi có tranh chấp rất khó giải quyết.

Thẩm quyền của Tòa án

Việc xác định Thẩm quyền Tòa án cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp bạn đọc khi tìm hiểu Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân biết chính xác được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Căn cứ theo Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau

Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết

Như vậy khi bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ, bên cho vay có thể làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi bên vay đang cư trú để đề nghị Tòa án xem xét giải quyết

Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân

Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân được chúng tôi đưa ra gồm một số bước sau để độc giả tham khảo

Bước 1: Để có thể khởi kiện đòi nợ cá nhân bạn cần chuẩn bị hồ sơ gửi đến Tòa án, bộ hồ sơ gồm: Đơn khởi kiện (theo mẫu) bạn có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện theo mẫu dưới bài viết; Giấy tờ tùy thân của nguyên đơn; Giấy tờ chứng minh cư trú của bị đơn (xin xác nhận của chính quyền địa phương nơi bị đơn đang cư trú); Hợp đồng vay nợ;

Bước 2: Cá nhân có yêu cầu mang hồ sơ và nộp đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn trú cư trú.

Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện đòi nợ tiền cá nhân nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện, đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí. Tiền tạm ứng án phí được quy định tại Nghị định 326/2016/UBTVQH14

Bước 3: Tiến trình thụ lý vụ kiện gồm: Xét xử sơ thẩm; Xét xử phúc thẩm; Xem xét lại bản án theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm. Thời gian giải quyết vụ án sơ thẩm thông thường khoảng từ 4-6 tháng

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, cần biết thêm các thông tin khác liên quan đến Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (32 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi