Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
  • Thứ bẩy, 24/06/2023 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 244 Lượt xem

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay là tổ chức tín dụng và bên vay là cá nhân, tổ chức.

Hợp đồng tín dụng là một trong những loại hợp đồng phổ biến hiện nay, vậy khi có tranh chấp xảy ra thì Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này.

Hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng với khách hàng là tổ chức, cá nhân theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho khách hàng sử dụng trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trở cả gốc và lãi dự trên sự tín nhiệm.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng được xác lập và thực hiện thông qua công cụ pháp lí là hợp đồng tín dụng.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì?

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay là tổ chức tín dụng và bên vay là cá nhân, tổ chức.

Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng tín dụng một vấn đề rất được quan tâm đó là Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng

Trước khi tìm hiểu về Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng cần nắm được nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng như sau:

Nguyên nhân từ phía bên cho vay

– Thông thường phía ngân hàng vi phạm nghĩa vụ giải ngân cho khách hàng theo hợp đồng tín đụng đã ký.

– Các tổ chức tín dụng không tuân thủ chế độ tín dụng và điều kiện cho vay.

– Ngân hàng chưa có chính sách hợp lý và quy trình cho vay hiệu quả, cơ chế phân tích và quản lý rủi ro còn hạn chế. Việc đánh giá biện pháp bảo đảm tiền vay còn hạn chế, chưa phân tích, đánh giá các điều kiện về biện pháp bảo đảm tiền vay. 

– Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng còn hạn chế, trong thực tế bên ngân hàng không nắm rõ ràng các thông tin chính xác về khách hàng, không biết chính xác là khách hàng vay vốn và có sử dụng vốn vay đúng mục đích trong hợp đồng hay không.

Nguyên nhân từ phía bên vay

– Bên vay không đảm bảo nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ những nghĩa vụ của mình.

– Nguyên ngân khách quan: Do sự thay đổi của chính sách quản lý kinh tế, do thiên tai, hoả hoạn, điều chỉnh quy hoạch,….làm thay đổi hoạt động của bên vay dẫn đến bên vay không thực hiện được kế hoạch như đã đề ra.

– Nguyên nhân chủ quan:

+ Cá nhân vay vốn không nắm được thông tin cần thiết về kế hoạch đầu tư, sản xuất khi vay vốn – dẫn đến tình trạng vay vốn về đầu tư không có hiệu quả.

+ Bên vay cố tình đưa ra những thông tin sai sự thật ngay từ khi vay vốn nên khi về đầu tư hay sử dụng vào mục đích của mình không có hiệu quả.

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Để bảo đảm quyền lợi của các thủ thể tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có các phương thức giải quyết sau đây:

– Thương lượng: Đây là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng được giải quyết bằng phương thức này.

Thông qua phương thức này, các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại b tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.

– Hoà giải: Các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thảo luận để giải quyết các vấn đề tranh chấp, khác với phương thức thương lượng là hòa giải có sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên.

– Trọng tài thương mại: Giải quyết tranh chấ phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng trọng tài thương mại có những ưu điểm sau:

+ Phương pháp trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp có nguyên tắc xử kín nếu các bên không có thỏa thuận khác.

+ Quyết định của trọng tài thương mại là chung thẩm vì vậy nó có giá trị bắt buộc đối với các bên, các bên không có quyền kháng cáo.

+ Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thưng mại thể hiện tính năng động, inh hoạt và mềm dẻo, tạo quyền chủ động cho các bên về địa điểm, thời gian giải quyết tranh chấp,  tiết kiệm được thời gian, có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài.

– Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án: Đây là phương thức cuối cùng được các bên lựa chọn khi không còn lựa chọn nào khác.

Ưu điểm của  hình thức giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án là: đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành. 

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng được thực hiện qua các giai đoạn là khởi kiện và thụ lý vụ án, giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử, giai đoạn xét xử sơ thẩm cụ thể như sau:

Giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án

Bên khởi kiện (nguyên đơn) phải tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án trên cơ sở nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

– Hồ sơ khởi kiện sẽ bao gồm một số tài liệu như: Hợp đồng tín dụng; điều lệ công ty; tài liệu về các lần giải ngân của tổ chức tín dụng; thông báo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng; giấy ủy quyền (nếu có);…Để có giá trị pháp lý và là chứng cứ để Tòa án xem xét giải quyết thì các giấy tờ trên phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.

– Nộp hồ sơ khởi kiện trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hoặc có thể gửi qua bưu điện.

Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ

– Sau khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán được phân công phải thông báo ngay cho người khởi kiện được biết để họ đến Tòa làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

– Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 3: Thông báo thụ lý vụ án

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có).

Giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử

Bước 1: Chuẩn bị phiên họp hòa giải

– Trước khi tiến hành phiên hòa giải thì Thẩm phán có trách nhiệm thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp hòa giải.

Bước 2: Tiến hành hòa giải

– Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự biết đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

– Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành.

– Trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Giai đoạn xét xử sơ thẩm

– Kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử sơ thẩm trong thời hạn 01 tháng trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

– Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành theo đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi về vấn đề Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng Trường hợp cần thêm tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc liên quan, khách hàng có thể click (nhấp chuột) vào nút yêu cầu luật sư tư vấn ở góc trái phía dưới màn hình để được hộ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi