Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Theo em tại sao trẻ em cần có quốc tịch?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 981 Lượt xem

Theo em tại sao trẻ em cần có quốc tịch?

Quốc tịch gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra đến khi chết và là tiền đề để họ được hưởng các quyền công dân và thực hiện nghĩa vụ công dân đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.

Quốc tịch là phạm trù chính trị – pháp lý, thể hiện mối quan hệ gắn bó, bền vững giữa Nhà nước và công dân, là dấu hiệu để xác định và phân biệt công dân của nước này với nước khác, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân. Trẻ em là đối tượng đặc biệt được Nhà nước và cả xã hội quan tâm. Qua bài viết bản thân xin đưa ra ý kiến Theo em tại sao trẻ em cần có quốc tịch?

Quốc tịch là gì?

Quốc tịch gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra đến khi chết và là tiền đề để họ được hưởng các quyền công dân và thực hiện nghĩa vụ công dân đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch. Quốc tịch là chế định cơ bản của Luật quốc tịch về địa vị pháp lý của công dân, là tiền đề pháp lý bắt buộc để cá nhân có thể đuợc hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của nhà nước. Quốc tịch là mối liên hệ mang tính chất pháp lý -chính trị giữa một cá nhận với một quốc gia nhất định và biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện.

Hiện nay theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Theo quy định Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 của pháp luật Việt Nam thì nước ta tuân theo nguyên tắc một quốc tịch “mềm dẻo”.  Một người có quốc tịch có nghĩa họ là công dân của nước mà họ mang quốc tịch. Vì vậy, nhà nước phải có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình và ngược lại công dân cũng phải có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.

Đặc điểm của quốc tịch

Một số đặc điểm của quốc tịch gồm:

Thứ nhất: Quốc tịch có tính ổn định và bền vững về không gian và thời gian.

+ Về không gian: Khi đã mang quốc tịch và trở thành công dân của một quốc gia bất kỳ thì mỗi công dân mang quốc tịch của quốc gia đó sẽ luôn chịu sự chi phối và tác động về mọi mặt từ quốc gia đó, không kể họ đang cư trú ở đâu, trong hay ngoài nước, và tại nơi họ cư trú họ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau.

+ Về thời gian: Mỗi cá nhân ngay khi sinh ra đã mang một quốc tịch và có mối liên hệ với ít nhất một quốc gia nhất định. Mối liên hệ này sẽ gắn bó suốt quá trình sống của người đó từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, trừ những trường hợp đặc biệt (như: xin thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch…).

Thứ hai: Quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý có tính hai chiều giữa nhà nước và công dân, là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Đối với từng cá nhân, đây là mối quan hê pháp luật tồn tại một cách bền vững, ổn định và ràng buộc người đó vói nhà nước mà họ là công dân về quyền và nghĩa vụ mang tính hai chiều. Một người có quốc tịch có nghĩa họ là công dân của nước mà họ mang quốc tịch. Vì vậy, nhà nước phải có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình và ngược lại, công dân cũng phải có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.

Thứ ba: Tính cá nhân của quốc tịch

Quốc tịch của mỗi cá nhân là nhất định và không thể chuyển nhượng, chia sẻ cho bất kỳ ai khác. Việc thay đổi quốc tịch của một người cũng không thể làm quốc tịch của người khác thay đổi theo.
Bên cạnh đó quốc tịch vùa mang tính quốc tế, vừa là đối tượng điều chỉnh của luật trong nước. Đặc thù này của mối quan hê quốc tịch xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa quyền con người và quyền công dân của một cá nhân khi tồn tại trong đời sống xã hội.

Theo em tại sao trẻ em cần có quốc tịch?

Trẻ em là mầm non của đất nước và cần được quan tâm chăm sóc. Trẻ em thường chỉ những em bé nhỏ tuổi. Theo em tại sao trẻ em cần có quốc tịch vì:

Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh khi sinh ra và khai tử khi chết đi, có họ tên riêng, có dân tộc, quốc tịch, được xác định giới tính của mình theo quy định của pháp luật.Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu.

Quyền được khai sinh và có quốc tịch là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được quy định cả trong pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng.

Có thể thấy tại Việt Nam, đối với trẻ em, quyền được khai sinh và có quốc tịch là một quyền cơ bản và quan trọng. Quyền được khai sinh và có quốc tịch đã được Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Quốc tịch 2008 tại các điều 15,16,17; Luật trẻ em năm 2016 ghi nhận: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Với những trẻ em khi sinh ra, vì một lý do nào đó mà quyền có quốc tịch này có thể bị ảnh hưởng (do cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều là người không có quốc tịch; trẻ bị bỏ rơi…) thì pháp luật về quốc tịch cũng đã dự liệu các trường hợp này để  đảm bảo mọi trẻ em khi sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề theo em vì sao trẻ em cần có quốc tịch. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Pháp nhân phi thương mại là gì?

Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên, pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề...

Thủ tục cắt khẩu mới nhất năm 2025 như thế nào?

Trong trường hợp cụ thể khi một đôi nam, nữ nào đó kết hôn với nhau tạo lập nên một gia đình mới có địa chỉ thường trú khác xã, thị trấn hoặc khác quận, huyện, thị xã thì sẽ tiến hành cắt khẩu tại nơi đăng ký thường trú trước đó và nhập vào một sổ hộ khẩu mới có tên của cả hai người...

Chiếm hữu ngay tình là gì?

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, chiếm hữu ngay tình được quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân...

Quy định về tạm ứng hợp đồng

Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa...

Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì?

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm...

Xem thêm