Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cho thuê lại lao động là gì?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3061 Lượt xem

Cho thuê lại lao động là gì?

Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

Cho thuê lại lao động là chế định được Bộ luật lao động hiện hành kế thừa từ Bộ luật lao động 2012. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề cho thuê lại lao động theo quy định Bộ luật lao động trong bài viết này, Quý độc giả sẽ có thêm cho mình những thông tin pháp luật lao động hữu ích.

Cho thuê lại lao động là gì?

Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động theo Điều 52 Bộ luật lao động hiện hành.

Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Mục đích của việc thuê lại lao động

Mục đích của việc cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 4 Nghị định 29/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 4. Mục đích của việc cho thuê lại lao động

1. Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định.

2. Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân.

3. Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

Không phải mọi công việc đều có thể tiến hành cho thuê lại. Việc cho thuê lại chỉ được thực hiện công việc nằm trong Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 29/2019/NĐ-CP bao gồm:

STT

Công việc

1

Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký

2

Thư ký/Trợ lý hành chính

3

Lễ tân

4

Hướng dẫn du lịch

5

Hỗ trợ bán hàng

6

Hỗ trợ dự án

7

Lập trình hệ thống máy sản xuất

8

Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông

9

Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất

10

Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy

11

Biên tập tài liệu

12

Vệ sĩ/Bảo vệ

13

Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại

14

Xử lý các vấn đề tài chính, thuế

15

Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô

16

Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất

17

Lái xe

18

Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển

19

Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí

20

Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay

Các trường hợp không được cho thuê lại lao động

Điều 21 Nghị định 29/2019 quy định về các trường hợp không được cho thuê lại lao động bao gồm:

– Doanh nghiệp cho thuê hoặc bên thuê lại lao động đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc cho thuê lại lao động để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.

– Doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động.

– Không có sự đồng ý của người lao động thuê lại.

– Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế.

Điều kiện của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Theo điều 54 Bộ luật lao động để được tiến hành hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cần ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động. Việc cấp phép hoạt động và ký quỹ phải được thực hiện theo Nghị định 29/2019/NĐ-CP. Chỉ khi thỏa mãn các điều kiện trên, doanh nghiệp mới được tiến hành cho thuê lại lao động.

Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng. Khi hết thời hạn quy định, doanh nghiệp cho thuê không được tiếp tục cho thuê lại người lao động với bên thuê mà người lao động thuê lại vừa hết thời hạn cho thuê lại.

Quy định cho thuê lại lao động

– Theo quan điểm của ILO và quy định của nhiều quốc gia khác (Đức, Trung Quốc).

Cho thuê lại lao động được hiểu là việc một doanh nghiệp tiến hành tuyển dụng lao động (ký hợp đồng lao động với người lao động) nhưng sau đó cho doanh nghiệp khác thuê lại để sử dụng trong một thời gian nhất định. Trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp thuê lại lao động, quyền lợi của người lao động vẫn do doanh nghiệp cho thuê lao động đảm bảo những người lao động phải chịu sự điều hành, giám sát của doanh nghiệp thuê lại lao động. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, cho thuê lại lao động đã trở thành một loại hình dịch vụ lao động phổ biến, không thể thiếu, mang lại lợi ích to lớn cho người lao động, doanh nghiệp cho thuê, doanh nghiệp thuê lại lao động và các chủ thể liên quan khác. Vì vậy, một số quốc gia trên thế giới đã ban hành Luật cho thuê lao động để điều chỉnh hoạt động này. Cho thuê lại lao động được chia thành hai trường hợp phổ biến:

(1) Cho thuê lại lao động thực sự;

(2) Cho thuê lao động với tư cách là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, trên thực tế hoạt động cho thuê lao động đã xuất hiện từ năm 2001 và phát triển khá mạnh mẽ ở các địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai… Tuy nhiên, đến khi Bộ luật Lao động năm 2012 được thông qua thì loại hình dịch vụ này mới được chính thức công nhận ở nước ta.

Khoản 1 Điều 53 Bộ luật Lao động đã quy định khái niệm cho thuê lao động khá gần với quan điểm của ILO và các quốc gia đã có nhiều kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này:

“Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Tuy nhiên, nếu theo định nghĩa này thì Nhà nước ta chỉ cho phép cho thuê lao động với tư cách là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (trường hợp 2 nêu trên), không chấp nhận cho thuê lao động thực sự (bởi tính khó kiểm soát của nó và nguy cơ cao của việc lợi dụng bóc lột sức lao động, xâm hại quyền lợi của người lao động). Đây là quy định hợp lý trong giai đoạn đầu khi nhà nước ta chưa có kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật, quản lý hoạt động cho thuê lao động và đây cũng là kinh nghiệm chung của các quốc gia khi bắt đầu quy định về hoạt động này.

– Để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia quan hệ cho thuê lao động và các chủ thể liên quan khác, Nhà nước quy định theo hướng coi hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định.

Điểm chung dễ nhận thấy trong pháp luật về cho thuê lại lao động ở tầm quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia là coi cho thuê lại lao động là hoạt động kinh doanh có điều kiện, vì bản thân hoạt động cho thuê lại lao động bên cạnh những lợi ích của nó, còn có nhiều khả năng có những tác động xấu đến tất cả các chủ thể có liên quan, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến người lao động cho thuê và trật tự thị trường lao động bởi tính rủi ro của hoạt động đó. Đối với Việt Nam, cho thuê lại lao động là một lĩnh vực mới trong hoạt động dịch vụ việc làm, lĩnh vực mới trong điều chỉnh pháp luật, quy định các điều kiện đối với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động cũng nhằm đạt mục tiêu tạo ra hệ thống pháp luật lao động nói chung, pháp luật về cho thuê lại lao động nói riêng phù hợp với quy định của pháp luật lao động quốc tế, tương thích với pháp luật của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Điều kiện đặt ra đối với ngành nghề này ở nước ta hiện nay là doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ, đáp ứng điều kiện vốn pháp định theo quy định của pháp luật và phải được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép cho thuê lại lao động.

Danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động do Chính phủ quy định.Đây là một danh mục mở, các thể thay đổi tùy vào sự phát triển của thị trường lao động và yêu cầu khách quan của hoạt động cho thuê lại lao động. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung danh mục này khi cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý, mặc dù là những công việc nêu trên, những doanh nghiệp có lao động cho thuê cũng không được cho thuê lại lao động trong các trường hợp sau đây:

–  Doanh nghiệp đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.

–  Doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động.

– Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, họp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế.

–  Cho thuê lao động để làm các công việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trừ trường hợp người lao động đó đã sinh sống tại khu vực trên từ đủ 03 năm trở lên; công việc cho thuê lại lao động nằm trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Hợp đồng cho thuê lại lao động

Điều 55 Bộ luật lao động quy định khá cụ thể về hợp đồng cho thuê lại lao động. 

Theo đó, doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản, lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản.

Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

– Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;

– Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

– Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.

Ngoài ra, Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.

>>>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng lao động

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi