Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng dân sự
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1444 Lượt xem

Thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng dân sự

Thẩm quyền dân sự của tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án.

Việc xác định đúng thẩm quyền giữa các tòa án một cách hợp lý, khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan Nhà nước, giữa các tòa án với nhau.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những một dung liên quan đến vấn đề: Thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng dân sự.

Thẩm quyền dân sự của tòa án là gì?

Thẩm quyền dân sự của tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án.

Thẩm quyền dân sự cảu tòa án bao gồm 02 đặc trưng cơ bản sau:

– Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước, độc lập trong việc xem xét giải quyết và ra các phan quyết đối với các vụ việc phát sinh từ các quan hệ mang tính tài sản, nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các chủ thể với nhau.

– Thẩm quyền dân sự của tòa án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng như tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo sự vô tư, khách quan… thì tòa án xem xét giải quyết các vụ việc dân sự phải tông trọng và đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự.

Phạm vi xem xét giải quyết và quyền quyết định của tòa án được giới hạn bởi những yêu cầu mà đương sự đưa ra cũng như trên cơ sở sự thỏa thuận của họ về những vấn đề có tranh chấp.

Thẩm quyền của tòa án trong tố tụng dân sự

Thứ nhất: Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc

Những loại việc thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án, bao gồm:

– Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự:

+ Các tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

+ Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và các quyền khác đối với tài sản.

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.

+ Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

+ Tranh chấp về thừa kế tài sản.

+ Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai…

– Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình:

+ Ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, chai tài sản sau khi ly hôn.

+ Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

+ Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

+ Tranh chấp về cấp dưỡng.

+ Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

+ Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

+ Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

+ Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn…

– Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại:

+ Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau đều có mục đích lợi nhuận.

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

+ Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên của công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

– Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật lao động:

– Yêu cầu công nhận hoặc không công nhận các bản án quyết định của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài:

+ Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của tòa án nước ngoài.

+ Yêu cầu hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành án tại Việt Nam…

Thứ hai: Phân định thẩm quyền giữa các Tòa án dân sự theo lãnh thổ

Căn cứ quy định tại Điều 39 – Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, cụ thể:

– Tòa án nơi người đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

+ Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

+ Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

+ Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

+ Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn…

Như vậy, thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng dân sự đã được chúng tôi trình bày trong bài hát phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trignh bày một số nội udng khác liên quan tới nội dung thẩm quyền của tòa án trong tố tụng dân sự.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi