Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Thẩm phán là gì? Điều kiện trở thành thẩm phán?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 6686 Lượt xem

Thẩm phán là gì? Điều kiện trở thành thẩm phán?

Thẩm phán là chức danh trong hệ thống Tòa án do cá nhân được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những công việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Hiện nay thì các lĩnh vực liên quan đến pháp luật đã không còn trở lên xa lạ với người dân. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi việc gửi đơn khởi kiện đến Tòa thì sẽ do ai giải quyết? Do vậy mà qua bài viết dưới đây hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu về Thẩm phán là gì? Theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thẩm phán là gì?

Thẩm phán là chức danh trong hệ thống Tòa án do cá nhân được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những công việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Hiện nay thẩm phán Tòa án nhân dân ở nước ta được chia theo các cấp xét xử, gồm có: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tình, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, và thẩm phán trong Tòa án quân sự.

Thẩm phán sẽ được quyền nhân danh Nhà nước, được pháp luật trao quyền để thực hiện xét xử các vụ án, tranh chấp và đưa ra phán quyết đối với những hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách Thẩm phán là gì? Thì với nội dung tiếp theo, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác về vấn đề này.

Điều kiện để làm thẩm phán?

Hiện nay trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 đã quy định rất cụ thể về các tiêu chuẩn để trở thành thẩm phán, như:

– Cá nhân mang Quốc tịch Việt Nam, trung thành tuyệt đối với đất nước, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam;

– Có tư tưởng, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần dũng cảm, luôn bảo vệ công lý và trung thực với nhiệm vụ được giao;

– Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp cử nhân luật trở lên;

– Đã hoàn tất quá trình đạo tào nghiệp vụ;

– Có kinh nghiệm công tác trên thực tế;

– Tình trạng sức khỏe tốt để hoàn thành nghiệm vụ được giao.

Quy trình trở thành Thẩm phán

Do thẩm phán là cá nhân đại diện cho pháp luật để đưa ra những bản án, quyết định nhằm bảo vệ lẻ phải, đảm bảo sự công bằng cho tất cả các chủ thể trong xã hội. Vì vậy mà để trở thành một thẩm phán, bạn phải trải qua nhiều giai đoạn quan trọng như:

– Đang đảm nhiệm vị trí Thư ký tại Tòa án

Để trở thành thư ký Tòa án thì điều kiện tiên quyết là bạn phải có bằng cử nhân Luật và vượt qua được kỳ thi công chức vào Tòa án, đồng thời được bổ nhiệm làm Thư ký Tòa.

Quá trình công tác tại Tòa với chức danh thư ký Tòa án chính là khoảng thời gian được xác định là có thời gian công tác pháp luật trên thực tế.

– Trong thời gian làm thư ký tại Tòa án bạn cần cố gắng để sớm hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ xét xử

Để được cử đi học khóa đào tạo này thì cần đảm bảo bạn có các điều kiện như: Thời gian công tác ít nhất là 4 năm; Có bằng cử nhân Luật học; phẩn chất đạo đức, chính trị tốt…

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo này, thường là diễn ra trong 6 tháng thì bạn sẽ được cấp chứng chỉ về đạo tạo nghiệp vụ xét xử.

– Khi đã có chứng chỉ nghiệp vụ xét xử thì bạn cần vượt qua cuộc thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, việc thi tuyển sẽ phụ thuộc vào tình hình của từng Tòa án khác nhau.

– Bạn sẽ chính thức trở thành Thẩm phán khi nhận được quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch nước.

Tùy từng thời gian và kinh nghiệm công tác tại Tòa án mà Thẩm phán sẽ được phân ra thành 4 ngạch gồm: Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp và thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Tuy nhiên đối với một số trường hợp đặc biệt thì chủ cá nhân sẽ được bổ nhiệm làm thẩm phán mà không cần đáp ứng đủ các điều kiện như trên như về thời gian công tác, trình độ chuyên môn…theo quy định của pháp luật.

Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán; bầu, cử Hội thẩm

1. Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán được thực hiện đối với các Tòa án.

2. Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.

Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia

Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia theo quy định của luật tố tụng, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

1. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào.

2. Cá nhân, cơ quan tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Thẩm phán là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến Luật Hoàng Phi theo số Tổng đài tư vấn 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
4.3/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi