Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Tái thẩm là gì? Sự khác biệt giữa tái thẩm và giám đốc thẩm?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 3095 Lượt xem

Tái thẩm là gì? Sự khác biệt giữa tái thẩm và giám đốc thẩm?

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

Xã hội ngày càng phát triển, dân trí càng được nâng cao đòi hỏi quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải được đảm bảo một cách tốt nhất. Điều này cũng đặt ra áp lực đối với những người cầm cán cân công lý của xã hội. Vì thế, bên cạnh thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm, hiện nay Tòa án còn cho phép thực hiện thủ tục tái thẩm để đảm bảo không diễn ra tình trạng oan sai.

Tuy nhiên,không phải ai cũng hiểu biết rõ về khái niệm này. Vậy tái thẩm là gì?, căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm như thế nào?,… là những vấn đề đang được độc giả quan tâm hàng đầu hiện nay.

Tái thẩm là gì?

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó theo Điều 351 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Như vậy, thủ tục tái thẩm được diễn ra sau quá trình phúc thẩm, khi phát hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi  cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Tuy nhiên, tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một thủ tục đặc biệt của Tòa án để đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, không để diễn ra oan sai vì:

– Đối tượng của thủ tục tái thẩm là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Về cơ bản những bản án hay quyết định của Tòa án khi đã có hiệu lực pháp luật thì các chủ thể liên quan phải chấp hành bản án, quyết định đó. Nhưng một số trường hợp mặc dù bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. Vậy nên pháp luật đặt ra thủ tục tái thẩm để xem xét lại những bản án, quyết định đó nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự.

– Chủ thể có quyền và lợi ích liên quan đến bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không thể trực tiếp kháng cáo. Pháp luật quy định chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

 Phiên tòa tái thẩm không bắt buộc có đương sự. Nếu cần thiết Hội đồng tái thẩm sẽ triệu tập đương sự.

Sự khác biệt giữa tái thẩm và giám đốc thẩm

Nhiều người nhầm lẫn giữa “tái thẩm” và “giám đốc thẩm”, để giúp Quý vị phân biệt hai thủ tục này, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề sự khác biệt giữa giám đốc thẩm và tái thẩm là gì? trong phần nội dung này.

Tái thẩm khác giám đốc thẩm ở chỗ các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã làm hết trách nhiệm trong quá trình giải quyết vụ án và không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, các đương sự cũng đã xuất trình đầy đủ các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình, nhưng sau khi vụ án đã được giải quyết và bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện có tình tiết mới có ý nghĩa quyết định đến việc thay đổi một cách cơ bản về nội dung của vụ án mà trước đó cả Tòa án cũng như các bên đương sự đều không thể biết được.

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

– Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;

– Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

– Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

– Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Theo quy định tại Điều 354 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, các chủ thể sau có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

– Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 của Bộ luật này.

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm

Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền sau đây:

– Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

– Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.

– Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho độc giả các thông tin cần thiết về tái thẩm là gì và các quy định pháp luật cơ bản liên quan đến nó. Khi có nội dung thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số 1900 6557.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi