Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Tại sao công dân cần phải có trách nhiệm phê phán đấu tranh tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân?
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 846 Lượt xem

Tại sao công dân cần phải có trách nhiệm phê phán đấu tranh tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân?

Công dân luôn được pháp luật khi phát hiện hành vi vi phạm, nhưng bên cạnh đó công dân cũng cần phải có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những hành vi vi pham quyền tự do cơ bản của công dân.

Ai trong chúng ta cũng biết quyền tự do cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ, nhưng Tại sao công dân cần phải có trách nhiệm phê phán đấu tranh tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân? Khách hàng quan tâm theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Quyền tự do cơ bản của công dân là gì?

Quyền tự do cơ bản của công dân là nội dung pháp lý cơ bản của Luật Hiến pháp nhằm xác định địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội, là căn cứ để xác định những quyền và nghĩa vụ của công dân trên mọi cấp và trong các mặt của đời sống xã hội.

Các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam: Hiến pháp là luật cao nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam. Các văn bản luật khác phải được xây dựng dựa trên Hiến pháp và không được mâu thuẫn với Hiến pháp. Các quyền tự do cơ bản của công dân là những quyền thiết yếu nhất và không tách rời với mỗi cá nhân. Quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân, tạo điều kiện để công dân được chăm sóc, bảo vệ và được phát triển toàn diện.

Ý nghĩa về quyền tự do cơ bản của công dân

Tự do là quyền lợi của con người. Bởi ngay từ lúc sinh ra, con người đã không thể lựa chọn cha mẹ, ngày giờ sinh ra đời, nơi sinh, giới tính. Ngay cả trong cuộc sống hằng ngày, có những điều mà bản thân con người cũng không tự định đoạt được. cho phép việc tự do của mỗi con người về nhận thức và hành vi là vô cùng cần thiết.

Con người là chủ thể độc lập, có thế giới quan riêng và có quyền tự do lựa chọn lối sống sao cho bản thân cảm thấy thoải mái và thoả mãn với cuộc sống đó. nhưng việc tuỳ chọn phải dựa trên những tiêu chuẩn đạo đức và phong tục tập quán cũng như trong khuôn khổ luật pháp cho phép.

Tự do không có nghĩa là tự do của cá nhân gây phương hại đến tự do của người khác, tự do chứ không phải tuỳ tiện làm hành vi trái pháp luật.

Quyền tự do cơ bản của công dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ xác lập và khẳng định tính dân chủ mà còn đề cao và tôn trọng những quyền tự do cơ bản đó, đồng thời nhà nước và pháp luật luôn bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp đó.

Quyền tự do cơ bản của công dân thể hiện như thế nào?

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định cụ thể:

Không một ai cho dù ở bất kì vị trí đâu có quyền tuỳ tiện bắt giam người với các lí do không chính đáng hay do nghi ngờ không căn cứ. Tự tiện bắt và giam hoặc giữ người trái pháp luật là Xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật phải bị xử phạt nghiêm theo pháp luật.

Đây là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống của con người Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữngười trái với quy định của pháp luật; Bảo vệ quyền con người và đây là quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

Theo khoản 1 điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Theo đó:

– Thứ nhất: Không ai được xâm phạm vào tính mạng và sức khoẻ của người khác. Đặc biệt nghiêm cấm các hành vi lưu manh, côn đồ, đánh đập người gây thương tích hoặc làm thiệt hại đến sức khoẻ của người khác.

– Thứ hai: Không ai được xâm phạm vào danh dự và nhân phẩm của người khác. Không bịa đặt chuyện xấu, đưa tin đồn, vu khống nhằm hạ uy tín và làm tổn hại đến danh dự của người khác

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Chỗ ở của cá nhân được nhà nước và mọi người công nhận thì không ai được tự tiện đến chỗ ở của người khác nếu không được người ấy cho phép. Chỉ những trường hợp được pháp luật quy định thì mới được vào chỗ ở của một người. Việc khám xét cũng không được tuỳ tiện mà phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Thư tín, điện thoại, ín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm tra thư tín, điện thoại, ín của cá nhân được tiến hành trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quyền tự do ngôn luận

Công dân có quyền tự do nêu ý kiến và thể hiện quan điểm của mình đối với những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Quyền tự do ngôn luận của công dân được thể hiện qua các hình thức khác nhau, để công dân có thể đóng góp trực tiếp cho mọi hoạt động của nhà nước và xã hội

Tại sao công dân cần phải có trách nhiệm phê phán đấu tranh tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân?

Công dân luôn được pháp luật khi phát hiện hành vi vi phạm, nhưng bên cạnh đó công dân cũng cần phải có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân vì:

– Dù pháp luật bảo vệ nhưng cần hành động chủ động của công dân trong việc tự bảo vệ quyền của mình. Bởi vì có những hành vi mà các cán bộ cơ quan nhà nước không thể thấy rõ và cần người dân tham gia tố giác cũng như làm chứng cho hành vi vi phạm của người phạm tội.

– Kế tiếp có một vài hành vi phạm sẽ không được pháp luật bảo vệ khi người bị hại không tố giác và che giấu. Như hành vi bạo lực gia đình sẽ không được xử lý triệt để khi mà người bị hại che giấu và không tố giác người chồng của mình.

– Hơn nữa vì một đất nước văn minh và lành mạnh thì công dân cũng cần chủ động và văn minh hơn. Bất kì khi thấy những hành vi phạm tội đều phải đưa ra ánh sáng trừng trị và ngăn cản những kẻ có hành vi vi phạm.

– Bên cạnh đó đây cũng chính là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, bởi theo quy định pháp luật Việt Nam thì công dân chính là chủ thể của nhà nước, được nhà nước bảo vệ và được quyền giám sát mọi hoạt động của nhà nước. Để thực hiện quyền lợi này thì công dân phải tham gia vào mọi hoạt động của nhà nước bao gồm cả hoạt động tố giác, tội phạm.

Như vậy công dân có trách nhiệm phê phán đấu tranh tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân chính là bảo vệ những quyền lợi của chính họ và thực hiện nghĩa vụ của một công dân.

Trên đây là một số giải đáp thắc mắc của Công ty Luật Hoàng Phi về Tại sao công dân cần phải có trách nhiệm phê phán đấu tranh tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi