Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Tài sản là gì? Quy định pháp luật về tải sản?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 5193 Lượt xem

Tài sản là gì? Quy định pháp luật về tải sản?

Tài sản là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng phổ biến trong xã hội có nhà nước, có pháp luật và có tư hữu; các quyền và lợi ích của chủ thể đối với một đối tượng mà pháp luật quy định là tài sản.

Tài sản là gì?

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, tài sản bao gồm bất động sản và động sản, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. (theo Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015).

Quy định pháp luật về tài sản?

Tài sản trước hết là điều kiện vật chất để duy trì sự sống của con người và là điều kiện vật chất để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ… Tài sản còn là các vật chất khác do con người tạo ra, chiếm hữu được và sử dụng được nhằm để duy trì, bảo vệ cuộc sống và phát triển (nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và các vật phẩm khác…).

Vào thời La Mã, (từ thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên, đến thế kỷ thứ VI – VII sau Công nguyên), người La Mã quan niệm tài sản là đất đai và nô lệ (tài sản câm và tài sản biết nói), còn những vật khác, người La Mã chưa thật sự quan tâm nhiều. Nhưng dần dần xã hội phát triển, các quan hệ trong xã hội phát triển theo, thì đối tượng của các quan hệ ngày một mở rộng phong phú hơn, theo đó tài sản còn bao gồm các vật nuôi, cây trồng và các vật khác có giá trị thanh toán, trao đổi trong quan hệ tài sản.

Như vậy, tài sản là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng phổ biến trong xã hội có nhà nước, có pháp luật và có tư hữu; các quyền và lợi ích của chủ thể đối với một đối tượng mà pháp luật quy định là tài sản.

Về tài sản, kể từ khi Nhà nước dân chủ nhân dân ở nước ta được thành lập, ngày 02 tháng 9 năm 1945 đến trước khi BLDS năm 1995 được ban hành, thì những quy định về tài sản không thật sự đồng bộ, và chưa có tính hệ thống. Sau năm 1945 và trong một thời gian dài cho đến khi Hiến pháp năm 1959 được ban hành, quan niệm về tài sản được hiểu theo những quy định trong ba Bộ luật thời thuộc Pháp: Bộ dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883, Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936 (Hoàng Việt Trong Kỳ).

BLDS năm 1995 quy định về tài sản tại Điều 172, gồm: “Vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. 

Theo quy định tại Điều 172 BLDS năm 1995 thì vật phải tồn tại hiện hữu, còn những vật hình thành trong tương lại chưa được đề cập. Quy định này đã dựa vào trực quan và sự cảm nhận về vật phải tồn tại vào thời điểm trực quan nhận biết được. Quy định về vật như vậy đã làm hạn chế các giao dịch liên quan đến đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai.

Khi BLDS năm 2005 được ban hành, thay thế BLDS năm 1995, về tài sản quy định tại Điều 163: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.

Quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005, đã mở rộng phạm vi trong việc xác định vật bao gồm vật hiện hữu và vật được hình thành trong tương lai. Quy định này là căn cứ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong quan hệ tài sản có đối tượng là vật được hình thành trong tương lai.

Điều 105 BLDS năm 2015 quy định về tài sản, có những điểm mới so với cùng quy định tại hai BLDS năm 1995 và năm 2005 tại khoản 2: “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” 

Quy định tại khoản 2 Điều 105 là quy định mới với mục đích giải nghĩa tài sản là vật quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005.

Quy định tại khoản 1 Điều 105 BLDS là liệt kê các loại tài sản và mang tính khiên cưỡng, thiếu tính khái quát. Trước hết, hiểu quy định tại khoản 1 Điều 105 BLDS về tài sản:

– Vật: Vật là một bộ phận của thế giới vật chất, không phải mọi vật của thế giới vật chất đều được coi là vật trong quan hệ pháp luật dân sự. Vật trong quan hệ pháp luật dân sự và được coi là tài sản thì vật đó con người phải chiếm hữu được, phải chi phối được, xác định được về bề rộng, bề dài, chiều cao, cân, đong, đo, đếm được và xác định được theo sự tồn tại và vật hình thành trong tương lai. Sau nữa, con người phải khai thác được, sử dụng được nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần của mình. Xét về mặt lý học, thì vật trước hết là vật chất tồn tại dưới một trong ba trạng thái là rắn, lỏng và khí. Nhưng không phải vật có các thuộc tính trên đều được coi là vật trong quan hệ dân sự và được coi là tài sản.

Xét về chế độ pháp lý của vật, vật còn được phân loại là vật tự do lưu thông, vật hạn chế lưu thông và vật cấm lưu thông.

Vật tự do lưu thông là vật lưu thông không cần điều kiện, tự do lưu thông như mua bán, thuê, mượn, tặng cho, đổi, để lại thừa và là đối tượng của các gia dịch dân sự. Tuy nhiên, đối với những trường hợp cụ thể thì vật lưu thông dân sự cần phải thực hiện đầy đủ các chính sách thuế của Nhà nước như thuế thu nhập, lệ phí chuyển dịch và cá nghĩa vụ khác theo luật định.

Vật hạn chế lưu thông là vật khi lưu thông cần điều kiện về chủ thể, về hình thức, thủ tục, về trình độ chuyên môn, kỹ thuật của chủ thể… như đối với các loại dược phẩm, di tích lịch sử, văn hóa…

Vật cấm lưu thông là những vật tuyệt đối không được lưu thông dân sự. Vật có ý nghĩa kinh tế – xã hội liên quan đến an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội… như vũ khí quốc phòng, các chất kích thích bị cấm như thuốc phiện, chiết xuất từ thuốc phiện, hê rô in và các chất kích thích có hại khác như hêrôin đá.

– Tiền: Khái niệm về tiền trước hết cần hiểu tiền là Việt Nam đồng (VNĐ), do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam độc quyền phát hành, giá trị đồng tiền được ghi trên bề mặt đồng tiền, bất kỳ ai cũng có quyền sử dụng và tiền được sử dụng rộng rãi trên phạm vi lãnh thổ.

Tiền có tính ổn định (ít khi đổi tiền). Tiền có các chức năng như trao đổi, thanh toán, dự trữ và xét về chủ quyền quốc gia thì tiền có chức năng bình ổn giá cả và giữ chủ quyền quốc gia. Khái niệm về tiền theo chuyên môn thì rất khác nhau, nhưng những yếu tố của tiền theo cách hiểu như trên là phù hợp với cách hiểu tiền là một loại tài sản hiếm.

Ngoại tệ (tiền của nước ngoài) được phép lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam phải quy đổi thành mệnh giá Việt Nam đồng.

– Giấy tờ có giá: Khái niệm giấy tờ có giá không bao quát hết được các loại hóa đơn, chứng từ được sử dụng trong lĩnh vực thương mại, thương mại quốc tế. Đó là các vận đơn, các hóa đơn liên quan đến hàng hóa lưu kho, bãi hàng và thư tín dụng. Căn cứ vào Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 quy định tại Điều 4, thì trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu… là giấy tờ có giá.

Hiểu về giấy tờ có giá, cũng cần xác định các loại giấy tờ không được coi là giấy tờ có giá như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, sổ hưu trí, sổ tiết kiệm, giấy biên một khoản nợ không được xem là giấy tờ có giá. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chỉ là một chứng thư và là một bằng chứng chứng quyền sử dụng đất, không phải là giấy tờ có giá.

Tương tự như vậy, các loại chứng từ là giấy biên nợ, sổ hưu trí, sổ tiết kiệm không phải là giấy tờ có giá, mà các khoản dư của tài khoản trong ngân hàng hoặc cơ sở quỹ tiết kiệm mới là tài sản.

– Quyền tài sản: Là các quyền trị giá được bằng tiền, có thể chuyển giao được trong quan hệ pháp luật dân sự. Những quyền tài sản phổ biến ở Việt Nam hiện nay là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và quyền yêu cầu trả một khoản nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại.

Một hạn chế mang tính kỹ thuật trong việc lập pháp quy định về tài sản. Theo khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015 mang nặng tính liệt kê các loại là tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Riêng về vật thì còn được xác định theo tính chất là bất động sản và động sản; phân biệt vật theo cơ cấu vật lý, hóa học, sinh học và thời điểm hình thành thì có vật hình thành trong tương lai, hoa lợi, lợi tức, vật chính và vật phụ, vật chia được và vật không chia được, vật tiêu hao và vật không tiêu hao, vật cùng loại và vật đặc định, vật đồng bộ.

– Nhưng đối với tiền và giấy tờ có giá lại không được phân loại hoặc quy định về những dấu hiệu, các yếu tố của tiền, giấy tờ có giá. Vì vậy, khi xác định tiền và giấy tờ có giá không tránh khỏi các cách hiểu khác nhau trong khi áp dụng quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản.

Như phần trên đã nhận xét, Điều 105 BLDS năm 2015 quy định về tài sản còn mang tính chất liệt kê, chưa chỉ ra được nội hàm của khái niệm tài sản, chưa khái quát hết được tất cả các loại hình tài sản trong đời sống kinh tế, dân sự. Đặc biệt, tính không đầy đủ của Điều 105 BLDS năm 2015 đã bộc lộ rõ những hạn chế đối với những loại tài sản khác liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật…

Có một loại tài sản chưa được quy định trong BLDS của Việt Nam là điện. Xét về mặt vật lý, điện là một dạng của vật chất gắn liền với tương tác đện điện từ, là một trong các loại tương tác cơ bản khác của vũ trụ, thể hiện bằng các tích. Điện có hai loại âm và dương, chúng có tính lượng tử với giá trị cơ bản. Khái niệm về điện được hiểu là năng lượng điện, là một loại tài sản được sử dụng trong sinh hoạt, trong sản xuất…, điện là năng lượng được sử dụng rộng rãi, phổ biến, tiện ích trong nền kinh tế quốc dân, nhưng không thuộc cách liệt kê tại Điều 105 BLDS.

Đề cập đến tài sản, cần thiết làm rõ vấn đề có tài sản ảo” hay không có tài sản ảo”?

Tài sản được hiểu là vật chất và các lợi ích vật chất nhằm phục vụ cho nhu cầu sống, phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, tài sản còn là điều kiện để chủ thể sử dụng vào các quan hệ trao đổi tài sản, bồi thường thiệt hại. Vì vậy, tài sản phải tồn tại khách quan và theo khả năng của con người thì phải chiếm hữu, chi phối, kiểm soát được.

Những tài sản ảo, con người không kiểm soát được theo khả năng, không xác định được các thuộc tính của nó, do vậy không thể dùng làm đối tượng của các quan hệ pháp luật dân sự. Hiện nay, pháp luật của tất cả các nước trên thế giới và Việt Nam không thừa nhận một loại gọi là tài sản ảo.

Về khoản 2 Điều 105 BLDS, quy định tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Bất động sản và động sản được quy định tại Điều 107 BLDS. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lại được quy định tại Điều 108 BLDS.

Khoản 2 của Điều luật, căn cứ vào tính chất của tài sản để xác định bất động sản và động sản, đồng thời dựa vào tính khách quan để xác định tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Quy định này, nhằm xác định giá trị pháp lý của các quan hệ có đối tượng là tài sản, đồng thời là căn cứ để xác định các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý phát sinh từ các quan hệ tài sản có đối tượng là tài sản.

Xác định nghĩa vụ của một hoặc các bên chủ thể trong giao dịch dân sự chuyển giao tài sản hay bồi thường thiệt hại về tài sản. Theo đó phương thức kiện đòi lại tài sản hay kiện đòi bồi thường thiệt hại về tài sản được áp dụng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi