Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Sức mạnh của thị trường là gì? Ví dụ sức mạnh của thị trường
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1291 Lượt xem

Sức mạnh của thị trường là gì? Ví dụ sức mạnh của thị trường

Sức mạnh thị trường là khả năng duy trì giá cả trên mức giá cạnh tranh hoặc giảm chất lượng hoặc sản lượng xuống dưới mức cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận. 

Khái niệm sức mạnh thị trường thường không được quy định trong luật cạnh tranh của các nước tuy nhiên đây lại là khái niệm có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá xem một hành vi hay một thoả thuận có khả năng ảnh hưởng xấu đến cạnh tranh trên thị trường hay không. Vậy Sức mạnh của thị trường là gì?

Sức mạnh của thị trường là gì?

Sức mạnh thị trường là khả năng duy trì giá cả trên mức giá cạnh tranh hoặc giảm chất lượng hoặc sản lượng xuống dưới mức cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận. 

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo những người tham gia thị trường không có sức mạnh thị trường. Một công ty có tổng sức mạnh thị trường có thể tăng giá mà không mất bất kỳ khách hàng nào trước các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, chỉ riêng quy mô thị trường không phải là chỉ số duy nhất về sức mạnh thị trường. Các thị trường tập trung cao độ có thể bị cạnh tranh nếu không có rào cản gia nhập hoặc xuất cảnh, hạn chế khả năng của công ty đương nhiệm để tăng giá trên mức cạnh tranh.

Ý nghĩa của sức mạnh thị trường

Sức mạnh của thị trường là gì? đã được giải thích ở trên, ý nghĩa của sức mạnh thị trường như sau:

– Một công ty nắm giữ sức mạnh thị trường đáng kể có khả năng thao túng giá thị trường và từ đó kiểm soát tỉ suất lợi nhuận của công ty đó, và có là khả năng tăng trở ngại cho những người mới tham gia vào thị trường.

– Những người tham gia thị trường có sức mạnh thị trường đôi khi được gọi là “người quyết định giá” hoặc “người tạo giá”, trong khi những người không có quyền lực này đôi khi được gọi là “người nhận giá”.  Sức mạnh thị trường đáng kể xảy ra khi giá vượt quá chi phí cận biên và chi phí trung bình dài hạn, vì vậy công ty sẽ tạo ra lợi nhuận kinh tế.

– Một doanh nghiệp có sức mạnh thị trường sẽ được bảo vệ trước những đối thủ cạnh tranh tiềm năng, những đối thủ bị ngăn cản không thể tham gia thị trường được.

– Sức mạnh thị trường còn được gọi là sức mạnh định giá.

Ví dụ sức mạnh của thị trường

Để làm rõ hơn về khái niệm Sức mạnh của thị trường là gì? trong nội dung này sẽ đưa ra ví dụ về sức mạnh của thị trường.

Một ví dụ về sức mạnh thị trường là Apple Inc. trong thị trường điện thoại thông minh. Mặc dù Apple không thể kiểm soát hoàn toàn thị trường, sản phẩm iPhone của họ chiếm thị phần đáng kể và giữ được lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Do đó, Apple Inc có khả năng ảnh hưởng đến giá cả chung trên thị trường điện thoại thông minh.

Sức mạnh thị trường trong Luật cạnh tranh

Sức mạnh của thị trường là gì? Theo quy định của Luật cạnh tranh, xác định sức mạnh thị trường đáng kể: Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:

– Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;

– Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;

– Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;

– Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;

– Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;

– Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;

– Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

– Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;

– Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.

Thị trường độc quyền là gì?

Thị trường độc quyền là một thị trường chỉ có một người bán duy nhất, mô hình thị trường này có cấu trúc thị trường rất đặc trưng với những đặc điểm độc quyền thuần túy nhất. 

Để có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt thị trường độc quyền với những thị trường khác cần nắm vững những đặc điểm căn bản nhất của thị trường độc quyền như sau:

– Là nhà cung cấp sản phẩm duy nhất: Thị trường độc quyền được thể hiện thông qua một sản phẩm độc nhất được cung cấp bởi một nhà bán sản phẩm duy nhất và không có bất kỳ đối thủ nào cạnh tranh với nhà cung cấp đó. 

– Trong thị trường độc quyền, lợi nhuận được tối đa hóa: Nếu sản phẩm của công ty nào đó thuộc thị trường độc quyền, công ty đó có thể báo giá cao hơn so với mức giá thông thường trong những thị trường khác và kiếm được nhiều hơn lợi nhuận thông thường mà không cần lo về việc sản phẩm có tiêu thụ được hay không. Vì không có đối thủ cạnh tranh nên mức giá được nhà cung cấp độc quyền thông báo sẽ là giá thị trường.

– Là sản phẩm duy nhất: Những sản phẩm hoặc dịch vụ trong mô hình này đều do doanh nghiệp cung cấp là độc nhất vô nhị và không hề có sản phẩm thay thế có sẵn nào trên thị trường. Tất cả đều do sự khó khăn trong quy trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm trên.

– Phân biệt về giá cả: Sự phân biệt về giá sẽ xảy ra khi một công ty bán cùng một sản phẩm cho những người mua khác nhau với các mức giá khác nhau. Họ có thể sẽ có mức giá ưu đãi cho doanh nghiệp thân thiết với mình và ngược lại.

Quyền lực thị trường là gì?

Ngoài khái niệm Sức mạnh của thị trường là gì? một nội dung cũng được nhiều người quan tâm đó là quyền lực thị trường.

Quyền lực thị trường là độc quyền trong thị trường, đây chính là một dạng thất bại thị trường khi mà một doanh nghiệp duy nhất bán một sản phẩm mà không có sản phẩm nào thay thế gần giống nó.

Trong một thị trường độc quyền, các yếu tố như gấy phép, quyền sở hữu tài nguyên, bản quyền, bằng sáng chế, chi phí ban đầu cao,….khiến một thực thể trở thành một người bán hàng duy nhất.

Tất cả những yếu tố kể trên hạn chế sự gia nhập của những người bán khác trên thị trường. Đồng thời doanh nghiệp độc quyền cũng sở hữu một số thông tin mà những người bán khác không biết.

Các đặc điểm gắn liền với thị trường độc quyền khiến người bán duy nhất trở thành người kiểm soát thị trường cũng như người định giá, họ có quyền định giá cả và số lượng sản phẩm, hàng hóa của chính mình.

Quyền lực thị trường được coi là một vấn đề xấu trong thị trường ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Quyền lực thị trường là vấn đề đối lập đối với cạnh tranh hoàn hảo. Trong khi cạnh tranh thì mọi người đều được bán hàng cạnh tranh với nhau còn quyền lực thị trường thì một mình doanh nghiệp thâu tóm thị trường về một lĩnh vực.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Sức mạnh của thị trường là gì? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi