Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Nội dung quyền sở hữu công nghiệp?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 473 Lượt xem

Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Nội dung quyền sở hữu công nghiệp?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Nội dung quyền sở hữu công nghiệp?

Quyền sở hữu công nghiệp 

Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp 

Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp được quy định riêng với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. 

Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng. 

Chủ nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng

Đối với tên thương mại: Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh. 

Đối với bí mật kinh doanh: Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

Đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam: Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước. Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. 

Nội dung quyền sở hữu công nghiệp 

Thứ nhất: Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

 Quyền tài sản của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm ba nhóm: 

Một là, sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về các hành vi được coi là sử dụng và pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Chi 

Hai là, ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. 

Ba là, định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. 

Riêng đối với chỉ dẫn địa lý, tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có các quyền sau đây: 

– Tổ chức được Nhà nước trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về các hành vi được coi là sử dụng và pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. 

– Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó. 

Thứ hai: Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí 

Riêng đối với nhóm đối tượng là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, bên cạnh chủ sở hữu còn có tác giả (hoặc đồng tác gia) sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp này. 

Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí cũng có những quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bao gồm: 

– Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; 

– Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. 

Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là quyền nhận thù lao được trả từ chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí theo quy định tại Điều 135 Luật sở hữu trí tuệ. 

Luật sở hữu trí tuệ có những quy định về các hành vi được coi là sử dụng đối với từng đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều 124), quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều 125), hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (Điều 126), hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh (Điều 127), hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý (Điều 129), hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 130). 

Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 

Quyền sở hữu công nghiệp được chuyển giao với các hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. 

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Pháp luật đặt ra những điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ).

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. (Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ quy định hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Đối với sáng chế, trong những trường hợp do pháp luật quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế. 

Tất cả các loại hợp đồng trong chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đều phải bằng văn bản, phải có những nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật và phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi