Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3051 Lượt xem

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Các chủ thể trong xã hội tham gia các quan hệ xã hội để đạt được những quyền lợi mà họ quan tâm và thúc đẩy xã hội phát triển nhưng đó cũng có thể là nguồn cơn của những mâu thuẫn trong xã hội. Mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp, nếu không được giải quyết thì sẽ gây ra bất ổn trong xã hội. Cách giải quyết hiệu quả nhất chính là điều chỉnh hài hòa quyền, lợi ích của các chủ thể trong xã hội.

Nhà nước xuất hiện cũng là để thực hiện vai trò này thông qua công cụ hữu hiệu nhất đó là pháp luật, trong đó ghi nhận, bảo hộ các quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong xã hội. Một trong số những quyền cơ bản của công dân được nhắc đến trong vấn đề này chính là Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Để có thể hiểu hơn nội dung trên, hãy cùng Chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Thế nào là Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?

Bảo hộ về tính mạng là việc nhà nước bảo đảm an toàn về tính mạng cho các chủ thể trong xã hội, là sự bảo đảm duy trì sự sống tự nhiên của mỗi con người về mặt sinh học.

Bảo hộ về thân thể là việc nhà nước bảo đảm an toàn về thân thể cho các chủ thể. Là sự bảo đảm duy trì sự bất khả xâm phạm và sự toàn vẹn của một cơ thể con người.

Bảo hộ sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là việc nhà nước bảo đảm duy trì trạng thái sức khỏe bình thường cả về thể chất, tâm thần lẫn xã hội, ngăn chặn những yếu tố gây tổn hại đến sức khỏe của các chủ thể trong xã hội.

Đặc điểm của Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

– Đối tượng của quyền này là tính mạng, sức khỏe, thân thể – những yếu tố gắn liền với một cơ thể con người, đây là các yếu tố như là thuộc tính tự nhiên mà một con người sinh ra đã có, không cần phải có sự ghi nhận, công nhận của bất kỳ chủ thể nào khác.

– Chủ thể của quyền bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe là cá nhân. Còn đối tượng của quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể là các yếu tố gắn với một cơ thể con người nên chủ thể chỉ có thể là cá nhân, mỗi con người. Một nhóm người hay một tổ chứ không phải là chủ thể của quyền này.

– Quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền nhân thân mà hành vi xâm phạm tác động vào chủ thể quyền.

– Quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm được bảo hộ khi chủ thể quyền – cá nhân lúc còn sống, quyền bảo đảm an toàn về thân thể được bảo hộ khi cá nhân còn sống và khi cá nhân chết nhưng thân thể vẫn còn.

Nội dung của Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

– Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là một trong các quyền cơ bản nhất của công dân. Đây cũng là quyền gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân.

– Pháp luật nước ta có một số quy định liên quan đến Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm như sau:

+ Công dân co quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không một ai được phép xâm phạm với thân thể người khác. Việc bắt giữ người khác phải đúng theo quy định của pháp luật.

+ Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều này được hiểu là mọi người cần phải có sự tôn trọng về tinh mạng, sức khỏe, thân thể, nhân phẩm và danh dự của người khác. Đồng thời, mọi việc làm và hành vi có nguy cơ hoặc tác động trực tiếp làm xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự và nhân phẩm của người khác đều phải bị pháp luật trừng phạt một cách nghiêm khắc.

– Những quy định hết sức cụ thể và chi tiết của pháp luật, cho thấy sự quan tâm sâu sắc của nhà nước. Đất nước ta thực sự rất coi trọng, và tôn trọng con người. Mặt khác, trong đời sống, chung ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác, đồng thời chúng ta cũng phải biết tự bảo vệ quyền của mình; biết lên án và phê phán, tố cáo những việc làm trái với quy định của pháp luật.

Điều 19 Luật Hiến pháp 2013 quy định: “ Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”

Hay Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có một số quy định, chế tài nếu có hành vi xâm phạm Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Ví dụ:

Khoản 1 Điều 38: “ Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Khoản 1 Điều 132: “ Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

Trên đây là một số vấn đề liên quan tới Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi