Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định điều kiện nhượng quyền thương mại mới nhất
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3300 Lượt xem

Quy định điều kiện nhượng quyền thương mại mới nhất

Trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam ngày càng gia tăng các mối quan hệ ngoại giao nước ngoài. Các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng lan rộng thị trường hoạt động kinh doanh của mình.

Hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra ngày càng phổ biến bởi nó mang các bên tham gia ký kết đều nhận được lợi ích từ hợp đồng này.

Chính vì lý do này, Luật Hoàng Phi xin giới thiệu đến quý khách hàng bài viết Quy định điều kiện nhượng quyền thương mại nhằm giúp quý vị nắm bắt đầy đủ  và thực hiện đúng theo luật định.

Điều kiện nhượng quyền thương mại là gì?

Điều kiện nhượng quyền thương mại là tập hợp các tiêu chí cần và đủ để một thương nhân cụ thể là bên nhượng quyền có thể thực hiện quyền cho phép hoặc quy định đối với thương nhân nhận quyền về cách thức tiến hành tổ chức kinh doanh hoặc giám sát, giúp đỡ khi vận hành công việc kinh doanh.

Hiện tại theo quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện nhượng quyền thương mại được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP đối với Thương nhân nhượng quyền thương mại thì thương nhân chỉ được phép nhượng quyền thương mại nếu hệ thống kinh doanh dự kiến dùng để nhượng quyền phải hoạt động được tối thiểu 01 năm.

Pháp luật hiện nay không còn quy định điều kiện đối với bên nhận nhượng quyền, điều đó cho thấy Nhà nước tạo điều kiện thoáng hơn về các điều kiện pháp ký cho các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại tại Việt Nam.

Tại Việt Nam hiện nay có nhiều thương hiệu đã thực hiện nhượng quyền thương mại như Trung Nguyên, KFC, loterria… đã giúp doanh nghiệp giảm thiểu các kinh phí kinh doanh.

Điều kiện về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo Quy định điều kiện nhượng quyền thương mại phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Về hình thức: Hợp đồng này phải được lập thành văn bản hoặc bằng các hình thức khác có cùng giá trị như văn bản.

Về ngôn ngữ của hợp đồng chuyển nhượng tại Việt Nam phải là tiếng Việt. Nếu có sự kiện chuyển nhượng thương hiệu từ Việt Nam ra nước ngoài thì ngôn ngữ trong hợp đồng này do các bên thỏa thuận.

– Về nội dung có thể bao gồm các điều khoản được quy định trong trong Nghị định 35/2006/NĐ-CP, không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

– Về chủ thể là các thương nhân bao gồm thương nhân nhận quyền và thương nhân nhận quyền. Mà theo quy định tại Luật thương mại thương nhân có thể là tổ chức hoạt động kinh doanh thương mại có tư cách pháp lý, hoặc thể nhân hoạt động thương mại, có đăng ký và hoạt động một cách thường xuyên, độc lập.

– Về thời hạn của hợp đồng: Các bên được tự do thỏa thuận về thời hạn hợp đồng. Tuy nhiên, thời hạn này có thể chấm dứt trước nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

1/ Sự kiện chấm dứt hợp đồng do một bên là Bên nhận quyền khi Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ theo quy định Luật thương mại.

2/ Thương nhận nhượng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu thuộc các trường hợp tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.

– Về thời hiệu của hợp đồng: hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm các bên ký kết vào hợp đồng hoặc theo thỏa thuận của các bên.

Điều kiện chi phí nhượng quyền thương mại

Tại điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về các nội dung có thể có trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, trong đó có điều khoản về giá cả, phí định kỳ về chuyển nhượng thương mại và cách thức thanh toán.

Tuy nhiên, vì mang tính chất là “có thể có” nên nội dung này chỉ nhằm gợi ý cho các bên khi tham gia hợp đồng, chứ hoàn toàn không phải là một điều kiện bắt buộc trong hợp đồng.

Hay nói cách khác việc chuyển nhượng thương mại có thể thực hiện đóng định kỳ hoặc cũng có thể đóng một lần, hoặc do các bên thỏa thuận thêm một điều khoản khác mà không trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Bởi hiện nay pháp luật về dân sự tại Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc tự do thỏa thuận hợp đồng.

>>>>> Tìm hiểu thêm: Ví dụ về nhượng quyền thương mại

Điều kiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Cơ quan có thẩm quyền phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố sau:

1/ Hồ sơ đề nghị đăng ký:

– Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo Mẫu MD-1 Phụ lục II Thông tư 09/2006/TT-BTM.

– Bản giới thiệu theo mẫu tại Phụ lục III Thông tư 09/2006/TT-BTM.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư là bản sao có công chứng.

– Trường hợp chuyển giao quyền sử dụng thì phải cáo văn bản bảo hộ về quyền sở hữu là bản sao có công chứng.

2/ Bên nhượng quyền thương mại tiến hành gửi hồ sơ đề nghị đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu hồ sơ hợp lệ, việc thực hiện đăng ký hoạt động chuyển nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký của cơ quan đó và sẽ được thông báo bằng văn bản trong thời gian 05 ngày làm việc.

Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền là Bộ thương mại đối với nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam trong các khu vực nhất định theo điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.

3/ Bên nộp hồ sơ phải tiến hành nộp số lệ phí theo quy định của Bộ tài chính khi đăng ký nhượng quyền thương mại.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Hoàng Phi về Quy định điều kiện nhượng quyền thương mại. Mọi thông tin thắc mắc hay cần giải đáp chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp số hotline 0981.378.999 để được hỗ trợ.

>>>>> Tham khảo: Hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi