Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ví dụ về nhượng quyền thương mại
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7420 Lượt xem

Ví dụ về nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép bên được nhượng quyền tiến hành thực hiện việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

Mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động và có xu hướng ngày càng phát triển về kinh tế đều mong muốn mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh. Nhượng quyền thương mại cũng là một hình thức phát triển kinh doanh xuất hiện từ lâu, tránh được nhiều rủi ro trong kinh doanh.

Vậy nhượng quyền thương mại là gì, nêu một vài ví dụ về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Nhằm giải đáp thắc mắc và cung cấp thêm thông tin Luật Hoàng Phi xin chia sẻ gửi đến Quý độc giả bài viết dưới đây.

Nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép bên được nhượng quyền tiến hành thực hiện việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

Lợi ích của việc nhượng quyền thương mại:

– Bên nhượng quyền không  phải  đầu tư nhiều vốn nhưng vẫn co thể phát triển mô hình kinh doanh, từ đó nhiều khách hàng sẽ được biết đến khi hàng hóa và quy mô được mở rộng

– Bên được nhượng quyền thương mại sẽ được thừa hưởng các kinh nghiệm, bí quyết về cách tổ chức và sản xuất kinh doanh từ bên nhượng quyền. Ngoài ra, bên nhượng quyền không cần phải xây dựng nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu, đặt tên sản phẩm…nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí kinh doanh.

Ví dụ về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Ngoài nắm rõ khái niệm nhượng quyền thương mại, Luật Hoàng Phi xin cung cấp thêm ví dụ về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam như sau:

– Nhượng quyền về thương hiệu trà chanh Bụi Phố. Năm 2018 trà chanh Bụi Phố đã được ra đời. Để quảng bá đưa thương hiệu đến nhiều người tiêu dùng, sau 2 năm đã có hơn 400 cửa hàng phát triển- mang tên trà chanh Bụi Phố.

– Nhắc đến cà phê chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua hoặc thậm trí đã dùng thử thương hiệu cà phê nổi tiếng Trung Nguyên. Cà phê Trung Nguyên chính thức ra đời vào năm 1996 tại Buôn Mê Thuột, Đaklak. Để giới thiệu và quảng bá tới khách hàng, Tập đoàn cà phê Trung Nguyên đã nhượng quyền thương hiệu khắp mọi nơi trên toàn quốc.

Cà phê Trung Nguyên là một thương hiệu nổi tiếng lâu đời tại Việt Nam, để thị trường ngày càng mở rộng, cà phê Trung nguyên đã xuất hiện tại các nước như: Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản…để bạn bè quốc tế được trải nghiệm và biết tới thương hiệu.

>>>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại

Ví dụ về nhượng quyền thứ cấp

Nhượng quyền thứ cấp là hoạt động thương mại mà bên được nhượng quyền thứ cấp phải thanh toán một khoản phí để được nhượng quyền kinh doanh trên một vị trí địa lý nhất định.

Ví dụ về nhượng quyền thứ cấp: nhượng quyền về thương hiệu trà sữa

Bên nhượng quyền là bên A và bên được nhượng quyền là bên B. Bên được nhượng quyền là bên B được trao quyền thực hiện kinh doanh, buôn bán từ bên A trong một lãnh thổ nhất định, bên B sẽ được gọi là” Bên nhượng quyền thứ cấp”

Bên B sẽ phải trả một khoản tiền ban đầu để được phép nhượng quyền khu vực kinh doanh, có quyền thu phí nhượng quyền, trách nhiệm đào tạo nhân viên, hỗ trợ kinh doanh. Cũng như bên A nhượng quyền, bên B nhượng quyền thứ cấp sẽ được ký thêm hợp đồng thứ cấp với người mua quyền kinh doanh trong lãnh thổ đã định.

Tất cả các khoản thu được sẽ được chia giữa bên thứ cấp và hệ thống nhượng quyền hoặc có thể bên nhượng quyền thứ cấp sẽ được giữ lại phần lớn khoản phí thu được.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp thắc mắc và tư vấn về nhượng quyền thương mại là gì, nêu một vài ví dụ về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam mà Luật Hoàng Phi muốn gửi tới Quý độc giả tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn thêm liên hệ chúng tôi qua 0981.378.999 hoặc email: lienhe@luathoangphi.vn

>>>>>> Tham khảo: Quy định điều kiện nhượng quyền thương mại

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại 2024

Với nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện kinh doanh hàng hóa trên thị trường nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, gây dựng thương hiệu ra sao, làm thế nào để tạo dựng tên tuổi trên thị trường, thì nhiều cá nhân tổ chức đã tìm đến hình thức bắt đầu bằng việc nhượng quyền thương...

Nhượng quyền thương hiệu TocoToco giá bao nhiêu?

Trà sữa mở ra cơn sốt với các khách hàng trẻ muốn giải trí và trải nghiệm, và cũng mở ra cơn sốt nhượng quyền với những bạn trẻ muốn kinh...

Trí tuệ nhân tạo và bản quyền tác giả có mối quan hệ như thế nào

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hoạt động kinh tế (kinh tế kỹ thuật số), thương mại điện tử, trò chơi giải trí, hoạt động văn học - nghệ thuật , định dạng chữ viết, định dạng âm thanh trong sản phẩm trí tuệ như văn học, âm nhạc, chẩn đoán bệnh tật, giải phẫu điều trị bệnh cho người, gia súc, thực hiện chương trình giáo dục, bảo vệ an ninh quốc...

Những trường hợp không phải xin phép, không phải trả thù lao?

Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu...

Các mốc thời gian gia hạn nhãn hiệu?

Gia hạn nhãn hiệu là cách gọi thực tế của một số người về gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, hay gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, là thủ tục pháp lý được chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện nhằm duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi