Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật sở hữu trí tuệ Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?
  • Thứ năm, 16/11/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 295 Lượt xem

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Thực tế thấy được rằng các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đều sở hữu cho mình những bí mật kinh doanh mà không mong muốn đối thủ khác biết.

Bí mật kinh doanh là gì?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Đây là một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, là yếu tố được bảo vệ trong sở hữu trí tuệ, là thông tin thu được từ việc đầu tư tài chính, trị tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Bí mật kinh doanh là một trong những nội dung rất quan trọng của một doanh nghiệp, không được tiết lộ với bên ngoài, là yếu tố tạo nên sự mới lạ, độc nhất và cũng chính là yếu tố quyết định trong việc phát triển của doanh nghiệp đó.

Việc sử dụng bí mật kinh doanh được thực hiện thông qua các hành vi như sau:

– Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá.

– Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.

Trước khi trả lời cho câu hỏi Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào? cần nắm được khái niệm bí mật kinh doanh như đã giải thích ở trên.

Điều kiện để bí mật kinh doanh được bảo hộ

Theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Như vậy để bí mật kinh doanh được bảo hộ thì phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định như sau:

– Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

– Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:

– Bí mật về nhân thân;

– Bí mật về quản lý nhà nước;

– Bí mật về quốc phòng, an ninh;

– Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Xâm phạm bí mật kinh doanh là gì?

Xâm phạm bí mật kinh doanh là hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó.

Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp và là hành vi trái pháp luật.

Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

– Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

– Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

– Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;

– Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Căn cứ xác định hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP, hành vi bị coi là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh khi có đủ các căn cứ sau:

– Đối tượng của hành vi bị xem xét là bí mật kinh doanh đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ sở hữu bí mật kinh doanh và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Trong đó chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

– Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Vậy Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào? nội dung tiếp theo sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Theo Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh quy định như sau:

Điều 16. Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh

1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;

b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Từ quy định trên thấy được rằng hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt là áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức (khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP).

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Có được ủy quyền cho người khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không?

Đơn đăng ký nhãn hiệu cách gọi khác của hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, là những giấy tờ, tài liệu do cá nhân, tổ chức chuẩn bị nhằm đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, ghi nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu, có các quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu theo quy định pháp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi