Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật sở hữu trí tuệ Tên thương mại có chuyển nhượng được không?
  • Thứ năm, 16/11/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 284 Lượt xem

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Tên thương mại là gì?

Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2007 quy định: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Tên thương mại có các đặc điểm như sau:

– Tên thương mại phải là tập hợp các chữ, phát âm được và có nghĩa.

– Tên thương mại bao gồm hai phần: Phần mô tả và phần phân biệt.

Phần mô tả là một tập hợp các từ có nghĩa mô tả tóm tắt loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh.

Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa. Phần mô tả không có khả năng tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại (hai doanh nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể có phần mô tả giống nhau).

Ví dụ: Với tên Công ty TNHH xây dựng Thành An. Phần mô tả là “Công ty TNHH xây dựng”, phần phân biệt là “Thành An”, phân biệt với “Công ty TNHH xây dựng Trung Thành”. “Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam” không có khả năng phân biệt (Tổng công ty – mô tả loại hình công ty; Bưu chính viễn thông- lĩnh vực hoạt động; Việt Nam – không có khả năng phân biệt). Vì vậy phải thêm dấu hiệu khác là “VNPT” là tên giao dịch.

Lưu ý: Tên thương mại thường là tên doanh nghiệp.

Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại

Thứ nhất, tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Thứ hai, Không thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại sau: Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

– Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

– Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

– Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về nguồn gốc, đặc tính của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho các cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Đồng thời, Căn cứ Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

– Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho cá nhân, tổ chức khác.

Theo quy định của pháp luật thì việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì Quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Căn cứ theo quy định Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ thì nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

– Căn cứ chuyển nhượng.

– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

– Giá chuyển nhượng.

Căn cứ theo quy định nêu trên thì tên thương mại chỉ được chuyển nhượng khi doanh nghiệp tiến hành việc chuyển nhượng tên thương mại cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ hoạt động kinh doanh và cơ sở kinh doanh dưới tên thương mại này, do đó quý bạn đọc, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoạt động kinh doanh và cơ sở kinh doanh dưới tên thương mại.

Bên cạnh đó,  Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ về hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hưu công nghiệp thì tên thương mại sẽ không được chuyển giao. Đồng thời, chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được hiểu là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép các cá nhân, tổ chức khác được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của chủ sở hữu đối tượng này;

Hình thức chuyển giao quyền sử dụng hay còn gọi là Li-xăng, theo đó bên nhận chuyển giao bên nhận li-xăng trong phạm vi bên chủ sở hữu bên chuyển giao cho phép không có quyền sở hữu mà chỉ được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp này; Bên chuyển giao được gọi là bên cấp li-xăng vẫn có quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp;

Như vậy, theo quy định nêu trên cho thấy tên thương mại không được chuyển giao, doanh nghiệp chỉ được chuyển nhượng tên thương mại khi chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Tên thương mại có chuyển nhượng được không?. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Có được ủy quyền cho người khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không?

Đơn đăng ký nhãn hiệu cách gọi khác của hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, là những giấy tờ, tài liệu do cá nhân, tổ chức chuẩn bị nhằm đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, ghi nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu, có các quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu theo quy định pháp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi