Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nhượng Quyền Thương Mại Là Gì? Thủ tục Đăng ký Nhượng Quyền Thương Mại
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1967 Lượt xem

Nhượng Quyền Thương Mại Là Gì? Thủ tục Đăng ký Nhượng Quyền Thương Mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, kinh doanh, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện được pháp luật quy định.

Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam diễn ra sôi động trong nhiều năm qua, hoạt động nhượng quyền thường diễn ra với các loại hình kinh doanh dịch vụ như quan cà phê, quán trà sữa….vv. Để tìm hiểu quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại, khách hàng vui lòng tham khảo bài viết sau đây của công ty chúng tôi.

Nhượng quyền thương mại là gì?

Trước khi nghĩ đến việc nhượng quyền hoặc nhận nhượng quyền thương mại, chúng ta cần phải hiểu về hoạt động nhượng quyền hay nói 1 cách dễ hiệu là nhượng quyền thương mại là gì?

Luật Thương mại quy định về nhượng quyền thương mại (tên gọi khác bằng tiếng Anh là franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.

Hoạt động nhượng quyền sẽ thực hiện trên cơ sở ký kết Hợp đồng nhượng quyền thương mại với mục địch hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng một sản phẩm hoặc một quy trình hoạt động là một đối tượng sở hữu công nghiệp và đang được bảo hộ. Nhượng quyền thương mại liên quan đến chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác.

Hoạt động nhượng quyền sẽ gồm 2 bên là bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, hai bên này được hiểu như sau:

– “Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp

– “Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.

Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Điều kiện nhượng quyền thương mại theo quy định cũ là nghị định số 36/2006/NĐ-CP tương đối phức tạp. Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn này cho doanh nghiệp trong hoạt động nhượng quyền, chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động của bên nhượng quyền như sau:

Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại như thế nào?

Khi tiến hành hoạt động nhượng quyền, bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền sẽ ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại để làm căn cứ pháp lý cho hoạt động nhượng quyền.

Bản chất hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên đảm bảo nguyên tắc đúng quy định của pháp luật, không trái đạo đực xã hội, thuần phong mỹ tục, vậy cần có những nội dung nào trong hợp đồng.

Theo quy định tại điều 11, nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định nội dung bắt buộc cần có như sau:

” Điều 11. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Nội dung của quyền thương mại.

2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.

3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.

4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.

5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.”

Thời gian thực hiện hợp đồng nhượng quyền do hai bên quy định và thỏa thuận hoặc thời gian có thể chấm dứt trước thời hạn trong trường hợp sau đây.

1. Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật Thương mại.

2. Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây:

a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.

b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.

c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.

d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.

Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại ở đâu?

Việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ được thực hiện tại 02 cơ quan sau đây:

– Bộ Công Thương áp dụng trong 2 trường hợp sau:

a) Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam;

b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ lãnh thổ Việt Nam vào Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Sở công thương áp dụng trong trường hợp thương nhân thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại là thương nhân trong nước

Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại gồm những gì?

Để tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, khách hàng cần chuẩn bị những hồ sơ sau đây:

– Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ công thương ban hành

­- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Công thương ban hành

– Các văn bản xác nhận về:

+ Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại – Đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập

+ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ

Ví dụ: Nhượng quyền cho quán cà phê Highland cần cung cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu là Highland

Lưu ý: Trong trường hợp hồ sơ đăng ký có tài liệu liên quan đến nước ngoài, tài liệu này cần được công chứng dịch sang tiếng Việt và phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước khi được sử dụng hợp pháp tại Việt Nam.

Các bước đăng ký nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Để tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, khách hàng cần tiến hành các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký như trên và nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.

Bước 3: Trong trường hộp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo và yêu cầu bên đăng ký phải hoàn thành hồ sơ theo như nội dung thông báo

Lưu ý: Hồ sơ đăng ký có thể bị từ chối trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ và bên đăng ký không bổ sung, giải trình hồ sơ khi đã hết thời gian đăng ký.

Dịch vụ nhượng quyền thương mại của Luật Hoàng Phi

Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, trong quá trình thực hiện công việc chúng tôi sẽ:

– Tư vấn toàn bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền;

– Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đăng ký tới cơ quan chức năng;

– Tư vấn, soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cho khách hàng

– Phân tích ưu điểm và nhược điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại;

– Tư vấn thuận lợi và khó khăn của hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam;

– Nộp hồ sơ đăng ký tới cơ quan chức năng, theo dõi hồ sơ;

– Nhận kết quả cuối cùng và chuyển giao cho khách hàng tham khảo và lưu giữ,

Liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây khi bạn muốn được tư vấn về nhượng quyền thương mại

– Hotline: 0981.393.686 – 0981.393.868

– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi