Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Quy định của pháp luật hiện hành về hiệu lực của cầm cố tài sản
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3891 Lượt xem

Quy định của pháp luật hiện hành về hiệu lực của cầm cố tài sản

Tôi là Lê Anh Túc, tôi có câu hỏi muốn luật sư tư vấn cho tôi như sau: cầm cố tài sản có hiệu lực từ khi nào? Thời điểm này do các bên thỏa thuận được không, hay pháp luật quy định?

Câu hỏi:

Tôi là Lê Anh Túc, tôi có câu hỏi muốn luật sư tư vấn cho tôi như sau: Cầm cố tài sản có hiệu lực từ khi nào? Thời điểm này do các bên thỏa thuận được không, hay pháp luật quy định?

Trả lời:

Điều 310 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định hiệu lực của cầm cố tài sản:

1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng vối người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký

Phân tích:

Thỏa thuận về cầm cố tài sản là một hợp đồng dân sự cho nên thời điểm giao kết, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố phải tuân theo các nguyên tắc chung của hợp đồng dân sự. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.

Quy định của pháp luật hiện hành về hiệu lực của cầm cố tài sản

Quy định của pháp luật hiện hành về hiệu lực của cầm cố tài sản

Với quy định này, về nguyên tắc việc cầm cố tài sản có hiệu lực tùy vào các thời điểm sau:

+ (i) thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết; 

+ (ii) các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó; hoặc

+ (iii) hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng; hoặc

+ (iv) hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản; 

+ v) hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

Thời điểm này có thể là thời điểm khác nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Ví dụ, các bên ký hợp đồng cầm cố nhưng thỏa thuận thời điểm có hiệu lực là thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố thì hiệu lực của biện pháp này được xác định theo thỏa thuận đó. Hoặc thời điểm pháp luật có quy định khác. Ví dụ, thời điểm có hiệu lực của cầm cố máy bay, tàu biển là thời điểm đăng ký.

Cầm cố tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong biện pháp bảo đảm được thể hiện thông qua 3 quyền năng: Quyền truy đòi, quyền ưu tiên và quyền xử lý trực tiếp tài sản bảo đảm. Theo quy định này, kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản, bên nhận cầm cố phát sinh quyền truy đòi, quyền ưu tiên và quyền yêu cầu xử lý trực tiếp tài sản với người thứ ba.

Về hiệu lực của cầm cố cần chú ý một số điều sau đây:

Thứ nhất, quyền đối kháng phát sinh từ thời điểm đăng ký nếu đổi tượng của biện pháp cầm cố là bất động sản. Vấn đề đặt ra là Bộ luật dân sự quy định đối tượng cầm cố có thể là bất động sản (nhà ở, quyền sử dụng đất), tuy nhiên Luật đất đai quy định quyền sử dụng đất là tài sản thế chấp mà không quy định quyền sử dụng đất là tài sản cầm cố… BLDS hướng tối các giao dịch về bất động sản minh bạch và thông thoáng vì vậy Luật đất đai cần phải mở rộng các giao dịch về quyền sử dụng đất hơn nữa.

Thứ hai, quy định về thời điểm có hiệu lực của biện pháp cầm cố tại Điều luật này khác với thời điểm xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Điều 310 quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố là thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác. Như vậy, sau khi giao kết hợp đồng cầm cố mà bên cầm cố không giao tài sản thì không làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Tuy nhiên vì hợp đồng có hiệu lực cho nên bên cầm cố không giao tài sản và không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải giao tài sản cầm cố để xử lý.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi