Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Quốc tịch của pháp nhân là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 4246 Lượt xem

Quốc tịch của pháp nhân là gì?

Pháp nhân là một chủ thể quan trọng trong các quan hệ pháp luật dân sự, do đó, pháp nhân cũng cần có lý lịch pháp lý. Quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ pháp lí giữa pháp nhân với Nhà nước, mỗi pháp nhân có quốc tịch riêng.

Quốc tịch pháp nhân là gì?

Quốc tịch pháp nhân là quốc gia nơi pháp nhân được thành lập, đặt trụ sở, tập trung các hoạt động của pháp nhân, xác định quốc tịch của pháp nhân nhằm xác định các quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, thẩm quyền của cơ quan tài phán trong việc giải quyết các tranh chấp giữa pháp nhân và chủ thể khác. Ngoài ra, quốc tịch của pháp nhân còn được hiểu là mối liên hệ pháp lí giữa pháp nhân với Nhà nước, mỗi pháp nhân có quốc tịch riêng.

Quy định quốc tịch pháp nhân?

Điều 80 Bộ luật dân sự quy định về quốc tịch của pháp nhân như sau: “ Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.”

Pháp nhân là một chủ thể quan trọng trong các quan hệ pháp luật dân sự, do đó, pháp nhân cũng cần có lý lịch pháp lý. Quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ pháp lí giữa pháp nhân với Nhà nước, mỗi pháp nhân có quốc tịch riêng.

Dựa trên căn cứ quốc tịch thì pháp nhân bao gồm: (1) Pháp nhân Việt Nam là những pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; (2) Pháp nhân nước ngoài được hiểu là pháp nhân không có quốc tịch của nước nơi mà pháp nhân đặc trụ sở.

Quy định tại Điều 80, quốc tịch của pháp nhân theo nguyên tắc: pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam. Như vậy, trường hợp pháp nhân được thành lập tại Việt Nam hoặc thành lập tại quốc gia khác và lựa chọn pháp luật áp dụng để thành lập (nếu quốc gia sở tại không cấm) thì đều mang quốc tịch Việt Nam. Khi mang quốc tịch Việt Nam, pháp nhân sẽ có các quyền, nghĩa vụ pháp luật tương ứng theo quy định tại các văn bản pháp luật điều chỉnh.

Việc xác định quốc tịch của pháp nhân có ý nghĩa trong việc xác định pháp luật áp dụng để chi phối các hoạt động của pháp nhân đó. Ví dụ: Điều 676 BLDS năm 2015 quy định về pháp nhân trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, cụ thể: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi