Phí công chứng hợp đồng thế chấp 2024
Việc công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, đặc biệt tài sản thế chấp là bất động sản, kể cả bất động sản hình thành trong tương lai sẽ đảm bảo toàn bộ nội dung của hợp đồng đã được pháp luật thừa nhận, bảo đảm cho các bên chủ thể của giao dịch có các quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau trước pháp luật.
Vấn đề thế chấp tài sản hiện nay diễn ra rất phổ biến và thường các bên sẽ lập hợp đồng thế tài sản, khi đi công chứng hợp đồng thì phí công chứng hợp đồng thế chấp luôn được nhiều người quan tâm. Nội dung sau sẽ giải đáp cụ thể hơn vấn đề này.
Lợi ích của việc công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Tuy không phải bất cứ loại hợp đồng thế chấp tài sản nào cũng phải tiến hành công chứng, chứng thực mới phát sinh hiệu lực pháp luật, tuy nhiên trên thực thế thì Nhà nước vẫn khuyến khích các chủ thể tiến hành công chứng hợp đồng để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trên thực tế.
Việc công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, đặc biệt tài sản thế chấp là bất động sản, kể cả bất động sản hình thành trong tương lai sẽ đảm bảo toàn bộ nội dung của hợp đồng đã được pháp luật thừa nhận, bảo đảm cho các bên chủ thể của giao dịch có các quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau trước pháp luật.
Điều này có nghĩa nếu không may các bên chủ thể có bất cứ tranh chấp gì cần yêu cầu Tòa án giải quyết thì hợp đồng thế chấp tài sản này các bên chủ thể có thể sử dụng nó như một bằng chứng trước Tòa án mà không cần chứng minh tính hợp lệ của bản hợp đồng
Như vậy, loại trừ những loại đối tượng tài sản thế chấp bắt buộc phải thế chấp ra thì việc công chứng sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên chủ thể. Tuy nhiên nhà nước cũng khuyến khích các bên tiến hành công chứng hoặc chứng thực hợp đồng để hạn chế rủi ro, tranh chấp không đáng có sau này.
Ngoài việc cung cấp cho quý khách các thông tin cơ bản liên quan đến lợi ích của việc công chứng hợp đồng thì với nội dung tiếp theo của bài viết, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Phí công chứng hợp đồng thế chấp
Phí công chứng hợp đồng thế chấp
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị của tài sản hoặc giá trị của hợp đồng, cụ thể như sau:
Điều 4. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:
1. Mức thu phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
a) Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
a1) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
a2) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
a3) Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tính trên giá trị tài sản.
a4) Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản.
a5) Công chứng hợp đồng vay tiền: Tính trên giá trị khoản vay.
a6) Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.
a7) Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
Ngoài ra các chủ thể có yêu cầu công chứng còn phải nộp thêm một số loại chi phí khác bao gồm:
– Phí xin cấp bản sao văn bản công chứng với chi phí 5.000 đồng/trang (từ trang thứ ba trở đi thì sẽ thu với mức giá 3.000 đồng/trang).
– Trường hợp hợp đồng sử dụng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt thì phí công chứng sẽ được tính thêm 10.000 đồng/trang bản dịch.
>>>>>>> Tham khảo thêm: Biểu phí công chứng 2022
Hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Các nhân, tổ chức có nhu cầu công chứng hợp đồng thế chấp tài sản thì cần chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết dưới đây, cụ thể như sau:
– 01 tờ đơn yêu cầu công chứng hợp đồng được soạn thảo theo mẫu số 01/PYC hoặc sử dụng mẫu đơn sẵn có tại văn phòng công chứng;
– 01 bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của các bên chủ thể; trường hợp có người đại diện đi thực hiện công chứng thay thì cung cấp thêm bản sao chứng minh thư hoặc thẻ căn cước của người đại diện và văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
– 01 bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành;
– 01 bản hợp đồng chính đã được công chứng theo quy định;
– 01 bản hợp đồng thế chấp tài sản (trong trường hợp các bên chủ thể đã soạn thảo hợp đồng từ trước);
– Bản sao các loại giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng thế chấp mà pháp luật yêu cầu bắt buộc phải có;
– Trong quá trình nộp các giấy tờ là bản sao thì cá nhân, tổ chức có yêu cầu công chứng hợp đồng bắt buộc phải xuất trình bản chính để tiến hành đối chiếu;
– Các loại giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi nộp hồ sơ yêu cầu công chứng thì công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và đảm bảo nội dung của hợp đồng thế chấp không đi ngược lại với những điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong bản hợp đồng chính
Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng hợp lệ thì công chứng viên sẽ tiến hành công chứng và trả lại kết quả công chứng cho các bên. Ngược lại nếu hợp đồng phát sinh lỗi sai hoặc không hợp lệ thì công chứng viên sẽ hướng dẫn các chủ thể sửa đổi, bổ sung lại hồ sơ yêu cầu công chứng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Phí công chứng hợp đồng thế chấp. Nếu quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến LuatHoangPhi.Vn theo số điện thoại tư vấn 19006557.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
So sánh cổ phiếu và trái phiếu
Theo Luật Doanh nghiệp Cổ phiếu được hiểu như sau: Đây là một chứng chỉ do công ty Cổ phần phát hành ở những dạng như bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử mà theo đó sẽ xác lập quyền sở hữu một hoặc nhiều cổ phần của công ty...
Cháu đích tôn là cháu trai cháu trai trưởng bên nội tức là được sinh ra đầu tiên của người con trai trưởng bên nội, cháu đích tôn còn gọi là đế lư hương (cái đế của chiếc lư hương dùng vào việc thờ cúng ông bà, tổ...
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong trường hợp nào?
Hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận của các bên trong đó một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí, đá quý hoặc vật có giá trị trong một thời hạn để bảo đảm việc giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp...
Ủy thác đầu tư là việc một chủ thể được niêm yết công khai nhận ủy thác, thay mặt cho các nhà đầu tư của mình hoặc các tổ chức khác để đầu tư vào một dự án nào đó, tổ chức tài chính nhận ủy thác chịu trách nhiệm kiểm soát đầu tư cho chủ thể ủy thác đầu tư....
Hệ thống môn học luật chứng khoán
Để giúp Quý vị hiểu hơn về Hệ thống môn học luật chứng khoán, chúng tôi thực hiện bài viết này. Mời Quý vị theo...
Xem thêm