• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 7537 Lượt xem

Pháp Nhân Thương Mại Là Gì?

Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên, pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác theo Điều 75 Bộ luật dân sự 2015.

Nội dung về pháp nhân thương mại là gì là một trong những nội dung được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 hiện hành.

Chắc hẳn trong cuộc sống thường ngày, cũng khá nhiều lần chúng ta bắt gặp các cụm từ pháp nhân hoặc pháp nhân thương mại. Song rất ít người trong số đó hiểu được đúng nghĩa pháp nhân là gì và như thế nào?

Hay pháp nhân thương mại là gì?  Riêng với một số doanh nghiệp công ty thì luôn đặt dấu chấm hỏi cho câu: Doanh nghiệp là pháp nhân thương mại đúng hay sai?

Hiểu được những băn khoăn, luôn muốn tìm đáp án từ Khách hàng nên không để Khách hàng chờ lâu. Hôm nay Luật Hoàng Phi thực hiện bài viết, với mong muốn giải đáp các thắc mắc để Khách hàng có cái nhìn đúng nhất bản chất của cụm từ theo đúng căn cứ pháp luật.

Pháp nhân là gì?

Để hiểu Pháp nhân là gì thì Khách hàng cần nghiên cứu quy định theo điều 74 của Bộ luật dân sự hiện hành năm 2015. Theo đó pháp nhân có thể được hiểu là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật.

Và một tổ chức muốn được công nhận là pháp nhân thì bắt buộc phải có đủ các điều kiện về thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức; tài sản phải độc lập với pháp nhân, cá nhân khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản; phải tham gia quan hệ pháp luật độc lập theo đúng quy định.

Lưu ý: Không phải loại hình doanh nghiệp nào khi nhận được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh từ cơ quan có thẩm quyền cũng được công nhận là pháp nhân.

Ví dụ như Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh từ Sở kế hoạch đầu tư theo đúng quy định nhưng không được Luật Doanh nghiệp công nhận là pháp nhân, vì nó chưa đáp ứng được các quy định trong bộ luật Dân sự.

Pháp nhân thương mại là gì?

Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận đạt được sẽ được chia cho các thành viên.

Lưu ý: Các pháp nhân thương mại có thể tổn tại dưới các tên gọi khác nhau về tên doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác, hay mô hình của các hợp tác xã… nhưng  đều chung một mục đích hoạt động kinh doanh là kiếm lợi nhuận, song khi thành lập sẽ được thành lập theo hồ sơ, trình tự thủ tục khác nhau.

Ngoài Pháp nhân thương mại thì còn có pháp nhân phi thương mại. Với pháp nhân này được hiểu là pháp nhân không có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên còn lại.

Thường với loại pháp nhân phi thương mại sẽ hay nhắc đến hoạt động của các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, quỹ xã hội, tổ chức chính trị…

Ví dụ: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã, hoạt động vì mục tiêu nhân đạo, giúp đỡ những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Trong hoạt động của Hội sẽ phát sinh lợi nhuận như từ các nguồn tài trợ của những nhà hảo tâm, các doanh nghiệp….Tuy nhiên, những lợi nhuận đó sẽ được sử dụng vào mục đích chung của hội chứ không chia cho những thành viên trong Hội.

Ví dụ về pháp nhân thương mại

Ví dụ 1: Công ty TNHH xây dựng đô thị Thái Sơn sau quá trình hoạt động đầu tư vào dự án xây dựng khu biệt thự liền kề Đông Anh đã thu được một khoản lợi nhuận lớn. Lãi suất lợi nhuận thu được khi trừ đi các khoản nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ về thuế thì số tiền công ty thu được lên đến hàng chục tỷ đồng.

Số tiền đó được chia theo tỷ lệ thuận tương ứng với số vốn tỷ lệ đóng góp của các thành viên trong hội đồng thành viên, phần còn lại công ty chia đều cho các thành viên có đóng góp lớn cho dự án.

Ví dụ 2: Công ty cổ phần Thái Dương đã bắt tay hợp tác đầu tư vốn vốn công ty TNHH thiết bị công trình Nam Sơn để cùng nhau hợp tác làm việc trong dự án Nam sông Giang.

Mục đích chính của cuộc hợp tác là các bên đầu tư cùng có lợi nhuận, lợi nhuận sau khi được thu về sẽ chia đều cho các thành viên tham gia dự án theo đúng tỷ lệ phần trăm đóng góp công sức.

Doanh nghiệp là pháp nhân thương mại đúng hay sai?

Luật doanh nghiệp hiện hành công nhận khá nhiều các loại hình doanh nghiệp khác nhau, như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng có tư cách pháp nhân như doanh nghiệp tư nhân. Bởi trong doanh nghiệp tư nhân chưa đáp ứng được điều kiện có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

Hơn nữa theo quy định thì để công nhận là một pháp nhân thương mại thì trước hết tổ chức đó phải đáp ứng đủ các điều kiện để được công nhận là một pháp nhân. Vậy nên không phải trong tất cả mọi trường hợp doanh nghiệp đều là pháp nhân thương mại.

Tư vấn pháp nhân thương mại theo quy định Bộ luật dân sự

Cùng với nội dung phân loại pháp nhân nhưng BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 dựa trên những căn cứ khác nhau để từ đó có cách thức phân loại pháp nhân không giống nhau.

BLDS năm 2005 dựa theo tiêu chí chủ thể mà phân pháp nhân thành: (1) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang; (2) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; (3) Tổ chức kinh tế; (4) Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp; (5) Quỹ xã hội, quỹ từ thiện (Điều 100);

Còn BLDS năm 2015 căn cứ vào mục đích thành lập và hoạt động của pháp nhân mà phân pháp nhân thành pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.

Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

+ Doanh nghiệp: theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (khoản 16 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2015). Doanh nghiệp được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau, cụ thể:

(i) Nếu dựa chủ sở hữu vốn trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp không phải của Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (khoản 8 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014).

(ii) Nếu dựa vào quốc tịch doanh nghiệp thì doanh ngiệp bao gồm doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam (khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014).

(iii) Nếu dựa vào loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh. Tư cách pháp nhân của các công ty này được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp năm 2014. Riêng doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân không tách bạch độc lập với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Điều này đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp năm 2014: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Đồng thời, “Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp” (khoản 3 Điều 185 Luật doanh nghiệp năm 2014).

+ Các tổ chức kinh tế khác được hiểu là các tổ chức không phải là doanh nghiệp, cũng có hoạt động kinh tế nhằm tìm kiến lợi nhuận.

Để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận thì doanh nghiệp có các quyền như: Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh…

Chúng tôi hi vọng nội dung bài viết sẽ làm sáng tỏ mọi vấn đề thắc mắc của Khách hàng trong nội dung pháp nhân thương mại là gì cũng những thắc mắc liên quan. Chúng tôi mong muốn, khi tham khảo nội dung bài viết Khách hàng còn chưa rõ những vấn đề gì trong bài hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp luật thì Khách hàng hãy nhấc máy lên và gọi đến tổng đài tư vấn 1900.6557.

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Tư cách pháp nhân là gì?

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi