Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Phải làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5314 Lượt xem

Phải làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ?

Khi bạn bị xã hội đen đòi nợ thì để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình cách tốt nhất bạn nên báo ngay cơ quan công an gần nhất; đặc biệt hạn chế lời nói, cử chỉ mang tính kích động.

Trong xã hội hiện nay, tình trạng cho vay “nóng” vẫn đang diễn ra một cách phức tạp. Không những thế, khi không thu hồi được tiền cho vay rất nhiều trường hợp đã thuê xã hội đen để dí nợ, siết nợ… Vậy trong trường hợp này, phải làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ?

Ở bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp đến quý bạn đọc một số thông tin bổ ích liên quan tới vấn đề phải làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ?

Khái niệm xã hội đen

Xã hội đen hoặc thế giới ngầm là từ lóng ám chỉ thế lực bất minh tồn tại trong xã hội. Biệt ngữ này được cho là phát sinh từ điện ảnh Hồng Kông rồi du nhập Việt Nam vào thập niên 1980, sau đó thành sinh ngữ và đến nay đã là một từ phổ biến, kể cả trên báo chí, văn học và xã giao.

Trong xã hội đen được phân cấp ra nhiều tầng lớp, các cấp bậc khác nhau. Trong đó, cấp thấp nhất là dân anh chị, dao búa, đầu gấu, đam thuê chém mướn… không có tổ chức, đến cao hơn là tội phạm có tổ chức thành các băng đảng và trên cùng là các mafia, các gia đình mafia. Còn gọi chung là “dân xã hội đen”, và các đầu đảng là các “ông trùm”.

Phải làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ?

Không ít người rơi vào cảnh khó chịu, sợ hãi khi bị xã hội đen làm phiền, vậy nên câu hỏi Phải làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ? Luôn được quan tâm.

Khi bạn bị xã hội đen đòi nợ thì để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình cách tốt nhất bạn nên báo ngay cơ quan công an gần nhất; đặc biệt hạn chế lời nói, cử chỉ mang tính kích động.

Tùy vào mức độ hành vi của xã hội đen để đòi nợ mà có thể truy cứu về một số những hình thức sau đây:

Thứ nhất: Xử phạt hành chính

Căn cứ cụ thể vào Điều 5 – Nghị định số 167/2013/ND-CP:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo. Khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;”

Thứ hai: Truy cứu trách nhiệm hình sự về một số tội danh sau

+ Tội gây rối trật tự công cộng:

Căn cứ quy định tại Điều 318 – Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

“Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1.Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Gây rối trật tự công cộng là hành vi làm náo động trật tự ở nơi công cộng. Tội phạm xâm phạm vào những nội quy, quy tắc, điều lệ… về trật tự ở những nơi công cộng. Tội phạm được thực hiện ở hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án tội, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Đây có thể bao gồm các hành vi coi thường trật tự chung bằng lời nói cử chỉ gây mất trật tự hoặc là những hành vi càn quấy hành hung người khác (nhưng chưa gây thương tích) ở nhữung nơi đông người như ở nhà ga, bên xe, rạp hát, công viên…. gây lộn xộn, ảnh hưởng đến trật tự chung.

+ Tội đe dọa giết người:

Căn cứ vào Điều 133 – Bộ luật Hình sự, cụ thể:

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

1.Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

Người được xem là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (qua điện thoại, thư tín,…) hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (đi tìm công cụ, phương tiện…).

+ Tội làm nhục người khác:

Nếu xã hội đen đòi nợ có hành vi xúc phạm, chửi mắng người khác thì còn có thể cấu thành tội Làm nhục người khác quy định tại Điều 155 – Bộ luật Hình sự năm 2015, như sau:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phải cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm soc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bạn nhân từ 11% đến 45%.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Danh dự, nhân phẩm hay uy tín cá nhân là bất khả xâm phạm, được pháp luật bảo vệ.

Như vậy, phải làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ? Phải trình báo ngay cho cơ quan công an gần nhất. Để việc trình báo được xử lý nhanh chóng thì bạn nên lưu giữ, thu thập các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của xã hội đen như: quay clip, chụp hình, có camera thì nên trích xuất camera làm bằng chứng. Nếu xã hội đen hành hung thì bạn nên đi giám định thương tích để có căn cứ khởi tố hoặc yêu cầu bồi thường.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi