Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ở trên đất nông nghiệp có đăng ký thường trú được không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5750 Lượt xem

Ở trên đất nông nghiệp có đăng ký thường trú được không?

Tôi có mua một mảnh đất nông nghiệp 100m2 ở Nam Định để trồng cây trên đó, tôi có dựng một cái lều nhỏ để sinh hoạt và trông nom cây trái luôn. Tôi nghe nói có đất là có thể đăng ký thường trú và có sổ hộ khẩu. Như vậy tôi có thể đăng ký thường trú được không?

 

Câu hỏi:

Tôi có mua một mảnh đất nông nghiệp 100m2 ở Nam Định để trồng cây trên đó, tôi có dựng một cái lều nhỏ để sinh hoạt và trông nom cây trái luôn. Tôi nghe nói có đất là có thể đăng ký thường trú và có sổ hộ khẩu. Như vậy tôi có thể đăng ký thường trú được không?

Trả lời:

Câu hỏi của bạn thuộc về lĩnh vực hỏi đáp luật dân sự, Luật sư xin được tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất: Điều kiện để được đăng ký thường trú tại tỉnh

Theo quy định tại Điều 19 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 thì công dân được đăng ký thường trú khi có đủ điều kiện được quy định như sau:

“Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.”

Theo đó, khi bạn có chỗ ở hợp pháp thì bạn có thể đăng ký thường trú tại Nam Định, nếu như đi chỗ ở hợp pháp là do thuê, mượn, ở nhờ thì bạn cần phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản thì mới có thể tiến hành đăng ký được.

Ở trên đất nông nghiệp có đăng ký thường trú được không?

Ở trên đất nông nghiệp có đăng ký thường trú được không?

Thứ hai: Thế nào là chỗ ở hợp pháp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật cư trú thì: “Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP thì:

Chỗ ở hợp pháp bao gồm:

a) Nhà ở;

b) Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;

c) Nhà khác không thuộc Điểm a, Điểm b Khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.”

Theo quy định trên, đất nông nghiệp không phải là đất để xây dựng nhà ở, bạn dựng chòi để với mục đích trông coi hoa màu, không được coi là phương tiện khác hoặc nhà khác được sử dụng với mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt. Do đó, căn chòi của bạn không được coi là nơi ở hợp pháp để có đủ điều kiện để đăng ký thường trú. Vì vậy, để được đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì bạn cần được sự đồng ý của gia đình khác cho nhập thường trú hoặc tạm trú.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
3.5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi