Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Nói xấu sếp có bị xử lý kỷ luật sa thải không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1733 Lượt xem

Nói xấu sếp có bị xử lý kỷ luật sa thải không?

Xử lý kỷ luật sa thải là một trong những hình thức kỷ luật lao động khi người lao động có những hành vi vi phạm nội quy, quy định của công ty ở một mức độ nhất định do pháp luật lao động quy định.

Trong mội trường làm việc của doanh nghiệp, hầu hết mang tính cạnh tranh cao giữa các cá nhân trong cùng một doanh nghiệp nên việc thường xuyên xảy ra tình trạng xích mích hoặc nói xấu nhau là chuyện thường xuyên xảy ra.

Phổ biến nhất vân là tình trạng bất đồng quan điểm giữa nhân viên của công ty và bộ phận lãnh đạo. Điều này có thể xuất phát từ việc không đồng nhất trong tiêu chí làm việc, chế độ đãi ngỗ cho nhân viên dẫn đến việc nhân viên nói xấu sếp.

Tuy nhiên việc nói xấu sếp như vậy có ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân hay không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đpá cho bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Nói xấu sếp có bị xử lý kỷ luật sa thải không?

Xử lý kỷ luật sa thải là gì?

Xử lý kỷ luật sa thải là một trong những hình thức kỷ luật lao động khi người lao động có những hành vi vi phạm nội quy, quy định của công ty ở một mức độ nhất định do pháp luật lao động quy định.

Trong đó, hình thức xử lý kỷ luật sa thải là hình thức lỷ luật cao nhất, là việc mà người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, buộc người lao động phải nghỉ việc không phụ thuộc vào thời hạn của hợp đồng.

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải lao động trong những trường hợp nào?

Do đây là hình thức kỷ luật cao nhất và ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế, đời sống của người lao động nên pháp luật quy định không phải trường hợp nào người lao động vi phạm quy định, nội quy của công ty thì đều có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.

Hình thức kỷ luật sa thải phải được áp dụng theo những trường hợp mà pháp luật quy định.

Cụ thể, theo điều 125, Bộ luật Lao động 2019 thì hình thức xử lý kỷ luật sa thải được áp dụng trong những trường hợp sau:

“1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ để làm rõ tới Quý độc giả thắc mắc Nói xấu sếp có bị xử lý kỷ luật sa thải không?

Nói xấu sếp có bị xử lý kỷ luật sa thải không?

Như đã đề cập đến ở trên, việc xử lử lý kỷ luật sa thái đối với người lao động được áp dụng trong những trường hợp quy định tại điều 125, BLLĐ 2019.

Hành vi nói xấu sếp là là hành vi không nằm trong những trường hợp bị xử lý kỷ luật sa thải.

Như vậy, nói xấu sếp sẽ không bị xử lý kỷ luật sa thải.

Tuy nhiên hiện nay có một số công ty quy định việc nói xấu cấp trên là không được phép. Quy định này của công ty là hợp lý vì nó bảo đảm được văn hóa của công ty và trành được những xung đột không đáng có xảy ra trong công ty vì việc nói xấu sếp là việc làm trái với chuẩn mực ứng xử, gây xích mích nội bộ và ảnh hưởng đến công việc.

Ngược lại, để không bị nhân viên “nói xấu” thì bộ phận cấp trên của doanh nghiệp cũng cần phải công bằng và có những chính sách làm việc, đãi ngộ phù hợp và có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đối với nhân viên của mình.

Nếu nói xấu sếp mà bị sa thải thì cần phải làm gì?

Trong trường hợp nếu người lao động bị người sử dụng lao động áp dụng hình thức kỷ luật sa thải chỉ vì có hành vi nói xấu sếp thì thì để bảo vệ quyền lợi của mình thì người lao động có thể thực hiện những việc sau:

– Làm đơn khiếu nại đến Ban Giám đốc công ty để yêu cầu giải quyết. Nếu Ban giám đốc công ty không giải quyết hoặc giải quyết không thóa đáng thì người lao động có thể nhờ đến Công đoàn công ty để được giúp đỡ.

– Nếu như yêu cầu của người lao động không được giải quyết thì người lao động có thể thực hiện các bước theo trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến câu hỏi Nói xấu sếp có bị xử lý kỷ luật sa thải không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được chúng tôi giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi