Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nội quy lao động được quy định như thế nào trong Bộ luật lao động?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 9983 Lượt xem

Nội quy lao động được quy định như thế nào trong Bộ luật lao động?

Điều 118 quy định về nội quy lao động, bao gồm các vấn đề: Chủ thể ban hành, phạm vi áp dụng và hình thức nội quy lao động, nội dung, thủ tục ban hành nội quy lao động.

Khái niệm nội quy lao động theo quy định tại Bộ luật lao động?

Điều 118 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

Điều 118. Nội quy lao động

1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.

2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

b) Trật tự tại nơi làm việc;

c) An toàn, vệ sinh lao động;

d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;

g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;

h) Trách nhiệm vật chất;

i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

3. Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Tư vấn nội quy lao động theo quy định tại Bộ luật lao động

Điều 118 quy định về nội quy lao động, bao gồm các vấn đề: Chủ thể ban hành, phạm vi áp dụng và hình thức nội quy lao động, nội dung, thủ tục ban hành nội quy lao động.

– Về chủ thể ban hành, phạm vi áp dụng và hình thức nội quy lao động: Chủ thể có thẩm quyền ban hành nội quy lao động là người sử dụng lao động. Mục đích của việc ban hành này là nhằm để người sử dụng lao động tự thiết lập và duy trì kỷ luật lao động trong đơn vị hướng đến mục đích nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình lao động sản xuất, kinh doanh. Việc trao quyền ban hành nội quy lao động cho người sử dụng lao động chính là sự hiện thực hóa quyền tự chủ trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lao động của người sử dụng lao động được quy định tại khoản 2 Điều 4 BLLĐ.

Nội quy lao động bắt buộc phải được ban hành ở những đơn vị có sử dụng từ 10 người lao động trở lên. Như vậy, ở những đơn vị sử dụng dưới 10 người lao động (số lao động sử dụng ít, các hộ gia đình…) thì không nhất thiết phải có nội quy lao động. Ở những đơn vị này, kỷ luật lao động được thể hiện thông qua những yêu cầu, mệnh lệnh hợp pháp của người sử dụng lao động trên cơ sở quy định của pháp luật.

Trong khi đó, ở những đơn vị sử dụng từ 10 người lao động trở lên (số lao động sử dụng tương đối nhiều, chủ yếu trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức), người sử dụng lao động phải ban hành văn bản để làm cơ sở ràng buộc người lao động trong việc thực hiện các nghĩa vụ lao động, đồng thời sử dụng những quy tắc làm việc chung cho nhiều người lao động này một cách lâu dài. Điều đó không chỉ thể hiện sự phù hợp với thực tiễn sử dụng lao động ở Việt Nam, mà còn thể hiện sự phù hợp với pháp luật lao động của nhiều nước trên thế giới

Nội quy lao động phải bằng văn bản. Vì, cũng như thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động là nguồn bổ sung của luật lao động, chứa đựng các quy phạm bắt buộc người lao động trong đơn vị phải tuân theo, là căn cứ để người sử dụng lao động thiết lập, duy trì và xử lý kỷ luật lao động.

Về nội dung của nội quy lao động: Nội quy lao động bao gồm 5 nội dung chủ yếu. Các nội dung này, cũng như những yêu cầu chung về nội dung nội quy lao động, về cơ bản không thay đổi so với quy định trước đây và được hướng dẫn cụ thể trong văn bản dưới luật. Quy định như vậy sẽ giúp đơn vị sử dụng lao động có cơ sở ban hành nội quy lao động theo các nội dung thống nhất, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị. Ví dụ, nội dung về “Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi”, người sử dụng lao động có thể quy định các vấn đề như: thời giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, trong 1 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hàng tuần; nghỉ hàng năm; nghỉ về việc riêng; nghỉ không hưởng lương…

Ngoài những nội dung chủ yếu mà BLLĐ quy định, người sử dụng lao động có thể quy định thêm trong nội quy lao động những nội dung khác như chế độ khen thưởng do chấp hành đúng nội quy, những trường hợp miễn trừ kỷ luật, miễn giảm trách nhiệm vật chất… Hoặc có thể tách một nội dung nào đó thành bản quy tắc riêng áp dụng cho một hoặc một số bộ phận trong đơn vị. Hoặc người sử dụng lao động có thể xây dựng những bản nội quy lao động riêng áp dụng cho một hoặc một số bộ phận trong đơn vị. Tuy nhiên, dù nội quy lao động chỉ bao gồm các điều khoản chủ yếu hay bổ sung thêm các điều khoản khác, thì người sử dụng lao động phải bảo đảm rằng các nội dung của nội quy lao động không được trái với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định khác của pháp luật có liên quan.

–  Về thủ tục ban hành nội quy lao động: Có thể khái quát thủ tục ban hành nội quy lao động như sau: Trước hết người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị để xây dựng dự thảo bản nội quy lao động. Sau đó, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở về các nội dung này, trường hợp đơn vị không hoặc chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp. Đây là quy định mới được bổ sung nhằm tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn kể cả những nơi chưa có công đoàn cơ sở trong việc tham gia với người sử dụng lao động khi ban hành nội quy lao động và bảo đảm sự phù hợp với pháp luật về công đoàn.

Việc tham khảo ý kiến này được coi là thủ tục có tính chất bắt buộc nhằm để tổ chức công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động, đồng thời ngăn ngừa kịp thời hành vi vi phạm pháp luật do người sử dụng lao động lạm quyền. Sau khi tiến hành hoàn thiện nội quy lao động, người sử dụng lao động ký quyết định ban hành nội quy lao động. Trường hợp do có những vấn đề phát sinh hoặc trong trường hợp cần thiết, cần sửa đổi, bổ sung nội quy lao động thì người sử dụng lao động có thể ban hành nội quy lao động mới thay thế nội quy lao động cũ hoặc ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung nội quy lao động.

Nội quy lao động phải được người sử dụng lao động thông báo đến người lao động và nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc. Việc thông báo nội quy lao động bằng hình thức nào (văn bản hay phổ biến miệng) hoàn toàn do người sử dụng lao động lựa chọn. Tuy nhiên phải bảo đảm mục đích là nhằm để người lao động biết và thực hiện nội quy lao động. Trường hợp người sử dụng lao động không thông báo và người lao động không biết nội dung quy định trong nội quy lao động thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động. Trường hợp người lao động đã biết nội dung quy định mà không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ thì sẽ bị xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

Thủ tục Đăng ký nội quy lao động như thế nào?

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG: 1900 6557 tư vấn về thủ tục đăng ký nội quy lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

Theo tinh thần của Bộ luật lao động 2019 thì trình tự, thủ tục để đăng ký nội quy lao động được quy định cụ thể tại Điều 119 và Điều 120 Bộ luật này như sau:

Thứ nhất: Người sử dụng lao động phải đăng ký nội quy lao động theo quy định tại Điều 119 như sau:

Điều 119. Đăng ký nội quy lao động

1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

4. Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

5. Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc đăng ký nội quy lao động theo quy định tại Điều này.

Thứ hai: Về hồ sơ đăng ký nội quy lao động cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Điều 120. Hồ sơ đăng ký nội quy lao động

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm:

1. Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;

2. Nội quy lao động;

3. Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

4. Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

Theo đó Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đăng ký kinh doanh.

Khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho người sử dụng lao động.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có văn bản thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao động.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG 1900 6557 

Để giúp khách hàng trong việc Đăng ký nội quy lao động, Công ty Luật Hoàng Phi triển khai kênh tư vấn trực tuyến qua TỔNG ĐÀI: 1900 6557 – Mọi thắc mắc cần giải đáp hoặc cần ý kiến tư vấn từ chuyên gia lao động của chúng tôi, khách hàng vui lòng kết nối tới số TỔNG ĐÀI: 1900 6557.

– Tư vấn QUY TRÌNH, THỦ TỤC cho việc Đăng ký nội quy lao động;

– Tư vấn HỒ SƠ cần thiết để Đăng ký nội quy lao động;

– Tư vấn soạn thảo NỘI QUY LAO ĐỘNG đúng quy định của pháp luật

– Tư vấn LẤY Ý KIẾN ban chấp hành công đoàn khi xây dựng nội quy lao động;

– Tư vấn CÁC VẤN ĐỀ KHÁC liên quan đến nội quy lao động;

CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC KẾT NỐI VỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN NỘI QUY LAO ĐỘNG: 1900 6557 ?

Để được các chuyên viên và luật sư của chúng tôi tư vấn nội quy lao động, khách hàng chỉ cần thực hiện một thao tác nhỏ là nhấc máy điện thoại và gọi tới SỐ: 1900 6557  và làm theo hướng dẫn theo lời chào trong Tổng đài.

Lưu ý:

– Khách hàng có thể dùng điện thoại cố định hoặc di động và KHÔNG cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới Tổng đài 1900 6557

– Thời gian làm việc của Tổng đài tư vấn: 1900 6557 bắt đầu từ 8h sáng đến 17h tối tất cả các ngày trong tuần;

Chúng tôi hy vọng việc triển khai kênh tư vấn nội quy lao động qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 sẽ hỗ trợ và giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc của mình.

Khi cần tư vấn, khách hàng hãy nhấc máy và GỌI TỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6557 để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi