Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Nội dung thương lượng tập thể như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 793 Lượt xem

Nội dung thương lượng tập thể như thế nào?

Theo nguyên tắc tự nguyện của thương lượng tập thể, nội dung thương lượng tập thể do chính các bên quyết định. Ngôn ngữ của Điều 67 đã thể hiện theo tinh thần này và áp dụng cho mọi thương lượng tập thể, theo đó, các nội dung được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 6 có bản chất là gợi ý về những nội dung thương lượng tập thể.

Nội dung thương lượng tập thể gồm những gì?

Nội dung thương lượng tập thể được quy định tại Điều 67 Bộ luật lao động như sau:

Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:

1. Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng bữa ăn và các chế độ khác;

2. Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;

3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động;

4. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;

5. Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;

6. Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;

7. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc; 

8. Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm. 

Tư vấn về Nội dung thương lượng tập thể 

Theo nguyên tắc tự nguyện của thương lượng tập thể, nội dung thương lượng tập thể do chính các bên quyết định. Ngôn ngữ của Điều 67 đã thể hiện theo tinh thần này và áp dụng cho mọi thương lượng tập thể, theo đó, các nội dung được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 6 có bản chất là gợi ý về những nội dung thương lượng tập thể.

Việc thương lượng cụ thể về những nội dung nào sẽ do chính các bên thương lượng tập thể lựa chọn và quyết định trên cơ sở đặc điểm cụ thể và xuất phát từ nhu cầu của các bên. Nhìn chung, quy định của Điều 67 về nội dung thương lượng tập thể là phù hợp với nguyên tắc tự nguyện trong thương lượng tập thể theo đúng tinh thần của các tiêu chuẩn lao động quốc tế về thương lượng tập thể. 

Điều đáng chú ý là quy định tại khoản 8 Điều 67, theo đó, nội dụng thương lượng tập thể có thể bao gồm những nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm. Vấn đề đặt ra là có những nội dung nào không thể là chủ đề của thương lượng tập thể hay không? Ví dụ, liệu bên thương lượng tập thể là tổ chức đại diện người lao động nêu yêu cầu thương lượng về kế hoạch mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì bên người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thương lượng về nội dung đó hay không?

Có quan điểm cho rằng, theo quy định tại khoản 8 Điều 67 thì người sử dụng lao động vẫn có nghĩa vụ phải tiến hành thương lượng tập thể về nội dung đó. Tuy nhiên, có quan điểm khác cho rằng, việc mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là quyền của bên người sử dụng lao động và bên người lao động không có quyền yêu cầu thương lượng về vấn đề này. 

Đây là vấn đề không đơn giản. Rõ ràng, việc xác định nội dung mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là quyền của người sử dụng lao động, do đó nó không thể là nội dung của thương lượng tập thể. Tuy nhiên, nếu việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cần dành nhiều nguồn vốn để đầu tư và ảnh hưởng đến thu nhập, phúc lợi của người lao động hoặc việc thu hẹp sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc làm của người lao động thì một cách gián tiếp, nó vẫn có thể là chủ đề của thương lượng tập thể.

Theo đó, người lao động có thể yêu cầu thương lượng tập thể để bảo đảm tiền lương và các chế độ phúc lợi không bị cắt giảm hoặc vẫn phải được tăng lên theo kế hoạch trong trường hợp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh; hoặc việc làm không bị suy giảm trong trường hợp doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, kinh doanh.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi