Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát 113
  • Thứ ba, 01/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 981 Lượt xem

Nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát 113

Cảnh sát 113 hay chính là lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh. Vậy Nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát 113 như thế nào?

Tổng đài 113 được người dân biết đến là tổng đài để gọi trình báo công an về những hành vi phạm tội và ở những trường hợp này, cảnh sát 113 sẽ là lực lượng được cử đến xử lý vụ việc. Vậy cảnh sát 113 là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát 113 như thế nào?

Cảnh sát 113 là gì?

Cảnh sát 113 hay Cảnh sát phản ứng nhanh là lực lượng cảnh sát thường trực 24/24h để tiếp nhận thông tin và giải quyết ban đầu và nhanh chóng những vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự và yêu cầu chính đáng của nhân dân báo đến số điện thoại khẩn cấp 113.

 Ngày 27/9/2001, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương đã ban hành Quyết định số 943/2001/QĐ-BCA(X13) về việc thành lập Đội Cảnh sát phản ứng nhanh (CS113) tại các Công an địa phương trong cả nước.

Nhiệm vụ của cảnh sát 113

Đội Cảnh sát trật tự – 113 thuộc phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có nhiệm vụ tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ hằng ngày để tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến an ninh trật tự; điều động lực lượng đến ngay nơi xảy ra vụ việc; tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; bắt giữ người phạm tội quả tang; cấp cứu người bị thương; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo vệ hiện trường; ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội nơi xảy ra vụ việc; bàn giao cho các đơn vị nghiệp vụ và Công an các cấp giải quyết theo quy định; vũ trang tuần tra kiểm soát ở địa bàn phức tạp, trọng điểm về an ninh trật tự để phòng, ngừa, ngăn chặn, phát hiện, giải quyết kịp thời các vụ việc về an ninh trật tự.

Quyền hạn của cảnh sát 113

Cảnh sát 113 có những quyền hạn cụ thể như sau:

+ Thực hiện phương án, kế hoạch, biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự ở từng địa bàn công cộng; phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và chủ động giải quyết các vụ, việc về an ninh, trật tự xảy ra ở địa bàn công cộng theo quy định.

+ Tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát thường xuyên, đột xuất để giám sát việc chấp hành pháp luật, các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự của địa phương; phát hiện và xử lý kịp thời, có hiệu quả theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn công cộng theo quy định.

+ Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn hoạt động của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế hoạt động ở địa bàn công cộng; các cuộc mít tinh, diễu binh, diễu hành, ngày lễ lớn; các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội và du lịch, các hoạt động công cộng khác tổ chức ở địa phương theo phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông vận động nhân dân nêu cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia các hoạt động ở địa bàn công cộng.

+ Tham gia cấp cứu người bị hại, bị nạn; bảo vệ hiện trường, bảo đảm trật tự nơi xảy ra các vụ tai nạn giao thông hoặc các vụ vi phạm pháp luật khác.

+ Tiếp nhận thông tin và xử lý ban đầu những thông tin có liên quan đến an ninh, trật tự và yêu cầu giúp đỡ của nhân dân do các cơ quan, tổ chức và công dân báo đến số máy điện thoại 113 ở địa phương.

Các trường hợp gọi cảnh sát 113

Người dân có thể gọi cảnh sát 113 trong các trường hợp như:

– Tội phạm đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.

– Phát hiện một người bị nghi là tội phạm hoặc có dấu hiệu phạm tội.

– Có người bị thương hoặc đang gặp nguy hiểm.

– Khi bạn quan sát thấy ai đó có những hành vi đáng ngờ tại những nơi công cộng.

– Các hành vi gây mất trật tự công cộng gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân hoặc cộng đồng dân cư.

– Khi bạn quan sát thấy người nước ngoài bị hành hung hoặc bị đe dọa hành hung.

– Khi có những tranh chấp trong cộng đồng dân cư có nguy cơ xảy ra các hành vi gây mất an ninh trật tự.

Cảnh sát 113 có được truy đuổi người vi phạm giao thông?

Hiện nay, không có quy định nào cho phép lực lương sảnh sát nói chung dc truy đuổi người vi phạm giao thông. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông hay cảnh sát 113 có thể truy đuổi người vi phạm giao thông trong một số trường hợp đặc biệt nhưng phải đảm bảo những yếu tố an toàn, được truy đuổi và tuân thủ nghiêm ngặt quy định.

– Đảm bảo an toàn: Thực tế đã có vụ việc  truy đuổi và có những hành vi như dùng chân đạp vào xe máy đang chạy với tốc độ cao có thể gây tai nạn nghiêm trọng. Nếu gây ra vụ tai nạn chết người là vi phạm vào tội “làm chết người khi thi hành công vụ”.

– Được truy đuổi:

Trách nhiệm và quyền hạn của lực lượng cảnh sát 113 là phòng ngừa, đấu tranh hoạt động của các loại tội phạm và giải quyết các vụ việc về an ninh, trật tự. Tổ chức tuần tra, kiểm soát để giám sát việc chấp hành pháp luật, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Tiếp nhận và xử lý ban đầu những thông tin có liên quan đến an ninh, trật tự và yêu cầu giúp đỡ của nhân dân.

Hiện nay, không có quy định pháp luật nào cụ thể riêng cho lực lượng cảnh sát 113 có được truy đuổi vi phạm giao thông hay không. Tuy nhiên chức năng, quyền hạn của cảnh sát 113 là khá rộng, đó là ngăn chặn tội phạm hình sự, giải quyết các vụ việc về an ninh, trật tự, các hành vi vi phạm pháp luật tại địa bàn công cộng (trong đó xử lý vi phạm giao thông là một phần nhiệm vụ).

Bên cạnh đó,  Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định: “Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh”. Cảnh sát 113 trong phạm vi chức năng, quyền hạn được giao, được quyền dừng xe, lập biên bản vi phạm giao thông.

– Tuân thủ nghiêm ngặt quy định:

Việc truy đuổi người vi phạm giao thông nên được thực hiện với những hành vi phạm tội phù hợp như chạy quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm… Tuy nhiên, trong quá trình truy đuổi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sử dụng các loại công cụ hỗ trợ và phải đảm bảo an toàn giao thông để không xảy ra tai nạn cho các phương tiện khác.

Trên đây là nội dung bài viết Nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát 113 của Luật Hoàng Phi. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi