Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án
Khi muốn tham gia thì công chức vào ngành tòa án nói chung và Thư ký tòa án nói riêng thì việc tìm hiểu về những quy định khái niệm hay vai trò, nhiệm vụ của ngành hết sức quan trọng. Trong đó nhiều quý khán giả hết sức quan tâm đến Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án?
Luật Hoàng Phi thấu hiểu được những thắc mắc của Quý khán giả, để giúp các Quý khán giả có thể giải đáp câu hỏi Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án? cũng như các vấn đề xoay quanh chúng tôi xin đưa ra một số nội dung dưới bài viết dưới đây.
Khái niệm thư ký tòa án?
Trước khi xác định Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án chúng tôi xin đưa ra một số nội dung xung quanh thư ký tòa án.
Thư ký Toà án hiện nay được hiểu là công chức làm việc tại Toà án. Thư ký Toà án có nhiệm vụ ghi chép, tống đạt văn bản tố tụng, nhận, giữ, sắp xếp, chuyển hồ sơ; hướng dẫn, phổ biến cho đương sự; và làm những công việc khác đảm bảo cho Thẩm phán Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Thư ký Toà án còn là người giúp việc cho Thẩm phán để thực hiện những tác nghiệp trong quá trình giải quyết vụ án. Thư ký Toà án phải chịu sự giám sát, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của Thẩm phán nhằm thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Thư ký Tòa án là người tiến hành tố tụng, do Chánh án Tòa án phân công để giúp việc cho Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, trong quá trình tiến hành tố tụng, Thư ký Tòa án phải tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng, sự điều hành của Thẩm phán và Hội đồng xét xử.
Nhiệm vụ chung của Thư ký Tòa án
Khi được tuyển dụng vào vị trí Thư ký tòa án thì Thư ký tòa án có một số nhiệm vụ chung nhất định như giúp việc cho Chánh án, các Phó Chánh án hoặc Thẩm phán trong các hoạt động của Tòa án.
Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án
Tùy vào từng vụ án khác nhau mà Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án cũng khác nhau.
Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án hình sự được quy định cụ thể tại điều 47 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 như sau:
” Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
b) Phổ biến nội quy phiên tòa;
c) Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;
d) Ghi biên bản phiên tòa;
đ) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.”
Đối với vụ án dân sự, vụ án hành chính thì nhiệm vụ của Thư ký Tòa án được quy định tại Điều 51 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Căn cứ theo điều 41 của Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì nhiệm vụ Thư ký tòa án bao gồm:
“ 1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.
2. Phổ biến nội quy phiên tòa.
3. Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.
4. Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.”
Căn cứ vào các quy định cụ thể của các Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Luật tố tụng hành chính năm 2015 và thực tế vào chức năng, nhiệm vụ của Thư ký Tòa án là thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án, giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác xét xử, từ việc tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, đơn khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận, chuyển giao, bảo quản hồ sơ các vụ án, tống đạt giấy tờ, chuẩn bị các công tác bảo đảm cho việc mở các phiên tòa, giúp việc cho Thẩm phán trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án, từ khi được Chánh án phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án đó, tiến hành các hoạt động nghiệp vụ sau khi Tòa án xét xử vụ án và các hoạt động nghiệp vụ khác.
Bên cạnh đó, Thư ký tòa án sẽ thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hành chính – tư pháp theo sự phân công của Chánh án và tiến hành tố tụng với vai trò là người giúp việc cho Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong giải quyết vụ án. Với tư cách là người tiến hành tố tụng, Thư ký Tòa án là người phải thực hiện nhiều hoạt động tố tụng, từ quá trình thu thập xác minh chứng cứ, xây dựng hồ sơ vụ án, hoà giải (đối với vụ án dân sự), chuẩn bị xét xử, làm thư ký phiên tòa và thực hiện các thủ tục sau phiên tòa.
Trên đây, Luật Hoàng Phi đã phân tích một số vấn đề xoay quanh chủ đề Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án? Với những thông tin này chắc hẳn Quý khách hàng cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
KT3 là một loại sổ tạm trú dài hạn được cấp cho một cá nhân, hộ gia đình ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bất kỳ mà nơi đó không phải nơi đăng ký thường trú của cá nhân, hộ gia đình...
Kinh nghiệm giành quyền nuôi con khi ly hôn
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi...
Quyền tài sản là gì? Quyền tài sản trong Luật sở hữu trí tuệ
Quyền tài sản là một quy định không mới và nó là một loại tài sản theo theo quy định tại Điều 105 BLDS năm 2015. Cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu về loại tài sản này trong bài...
Bảo hiểm cháy nổ chung cư có bắt buộc không?
Chủ đầu tư không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức có nhà chung cư phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định của pháp...
Trình báo công an cho vay nặng lãi như thế nào?
Khi xác định được hành vi cho vay nặng lãi cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và đã thu thập được chứng cứ, tài liệu chứng minh thì có thể nộp đơn tố cáo hành vi cho vay nặng lãi trái quy định đến cơ quan có thẩm...
Xem thêm