Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Nhập hộ khẩu cho con theo cha như thế nào?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1624 Lượt xem

Nhập hộ khẩu cho con theo cha như thế nào?

Pháp luật quy định về vấn đề nhập khẩu cho con theo các nơi cư trú đã tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ có thể nhập khẩu cho con theo mẹ hoặc theo cha miễn sao phù hợp, thuận tình thuận lý và có ích nhất cho con của mình.

Hiện nay theo quy định của Luật cư trú năm 2020 thì con cái có thể đăng ký nhập vào hộ khẩu của cha hoặc của mẹ sao cho phù hợp và thuận tình cho các chủ thể. Do đó nhiều chủ thể băn khoăn không biết cách nhập hộ khẩu cho con theo cha như thế nào?

Qua nội dung bài viết sau đây, chúng tôi xin tư vấn giải đáp nội dung trên để bạn đọc quan tâm theo dõi.

Quy định pháp luật về vấn đề nhập khẩu cho con cái

Trẻ chưa thành niên chưa đủ nhận thức và hành vi để làm chủ các vấn đề bản thân. Hiện nay theo điều 12 Luật cư trú năm 2020 đã quy định cụ thể về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:

Điều 12. Nơi cư trú của người chưa thành niên

1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”

Như vậy do thực tế hiện cha mẹ có thể kết hôn hoặc đã ly hôn, không chung sống với nhau do đó đối với nơi cư trú của con có thể được xác định theo:

+ Nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống;

+ Trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận;

+ Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định

Ngoài ra, nơi cư trú của người chưa thành niên có thể là địa chỉ khác nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Pháp luật quy định về vấn đề nhập khẩu cho con theo các nơi cư trú đã tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ có thể nhập khẩu cho con theo mẹ hoặc theo cha miễn sao phù hợp, thuận tình thuận lý và có ích nhất cho con của mình. Theo đó để có thể nhập hộ khẩu cho con theo cha như thế nào mời bạn đọc theo dõi nội dung tiếp theo bài viết để có câu trả lời.

Nhập hộ khẩu cho con theo cha như thế nào?

Để có thể nhập hộ khẩu cho con theo cha thì bạn đọc có thể tham khảo theo nội dung các bước sau mà Luật Hoàng Phi hướng dẫn:

Bước 1: Người đại diện cho con chuẩn bị các giấy tờ theo khoản 2 Điều 21 Luật cư trú bao gồm:

+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu quy định, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của: chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú.

Ngoài ra, khi đi làm thủ tục để chứng minh các thông tin kê khai là đúng đắn cần chuẩn bị giấy tờ tùy thân như CMND/ CCCD/ Hộ chiếu, giấy khai sinh, giấy tờ về quyền sở hữu nhà, sổ hộ khẩu,…

Bước 2: Nộp hồ sơ để nhập khẩu cho con tại Công an xã, phường, trị trấn nơi thường trú của cha.

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn thực hiện nhập khẩu cho con

Theo quy định khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn về việc thi hành Luật cư trú năm 2006 quy định về thời hạn đăng ký thường trú cho con thì:

3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó”.

Tuy nhiên, Nghị định này đã hết hiệu lực cùng với Luật cư trú cũ. Hiện nay, Nghị định 62/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật cư trú năm 2020 không còn quy định về thời hạn này. Tuy nhiên, rất nhiều thủ tục hành chính hiện nay giải quyết theo nơi cư trú, cụ thể là nơi thường trú nên việc đăng ký thường trú sau khi đăng ký khai sinh là cần thiết để thực hiện và hưởng các quyền công dân của trẻ.

Ngoài ra, Quý vị cần lưu ý: Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký theo khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020.

Hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thường trú trên có thể bị xử phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:

Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền”.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Nhập hộ khẩu cho con theo cha như thế nào. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi