Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Nguyên tắc cơ bản của Luật an sinh xã hội là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3398 Lượt xem

Nguyên tắc cơ bản của Luật an sinh xã hội là gì?

Các nguyên tắc cơ bản của luật an sinh xã hội Việt Nam là những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật an sinh xã hội

Các nguyên tắc cơ bản của một ngành luật là những nguyên lý, tư tưởng chủ đạo chi phối toàn bộ ngành luật đó. Nội dung của các nguyên tắc này thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, của mỗi nhà nước. 

Các nguyên tắc cơ bản của luật an sinh xã hội Việt Nam là những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật an sinh xã hội. “Linh hồn” của các nguyên tắc này chính là các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế – xã hội nói chung và về vị trí, vai trò của con người trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng. Các nguyên tắc cơ bản của luật an sinh xã hội là gì?

Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được hưởng an sinh xã hội 

Tại Điều 3 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người của Liên hợp quốc (10/12/1948) đã tuyên bố: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân”. Tại Điều 22, Tuyên ngôn còn tuyên bố: “Mỗi người, vì là một thành viên của xã hội, có quyền được đảm bảo an ninh xã hội và được đảm bảo để được thực hiện các quyền không thể thiếu được về kinh tế, xã hội và văn hoá, phẩm giá và sự phát triển tự do nhân cách cá thần”. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (16/12/1966) đã một lần nữa ghi nhận: “Các quốc gia thành viên của công tước công nhận quyền của mọi người được hưởng 1 toàn xã hội, kể cả bao Tiểm xã hội”.

Như vậy, rõ ràng, được bảo đảm về an sinh xã hội” là quyền quan trọng trong lĩnh vực rộng lớn các quyền của con người. 

Trong phạm vi một quốc gia, được bảo đảm an sinh xã hội cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân, với các mức độ khác nhau, được hầu hết hiến pháp các nước ghi nhận. Ở nước ta, quyền an sinh xã hội được đề cập tại nhiều điều của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), cụ thể như về bảo hiểm xã hội (Điều 59), về ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội (Điều 67)… 

– Được hưởng an sinh xã hội là quyền của công dân và được thực hiện bình đẳng giữa các thành viên xã hội là một nguyên tắc quan trọng. Tuy nhiên, để được hưởng một chế độ trợ giúp cụ thể nào đó thì đối tượng được trợ giúp phải thoả mãn những điều kiện nhất định. Ví dụ, đối tượng để được hưởng bảo hiểm xã hội phải là người lao động và phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Đối tượng được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội phải là người đang gặp hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh mà bản thân mình không tự khắc phục được. Tương tự như vậy, được hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội phải là những người đã có cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. 

Nhà nước thống nhất quản lý vấn đề an sinh xã hội 

Cơ sở của nguyên tắc này nằm ngay chính ở chức năng xã hội của Nhà nước. Nhà nước, người chủ sở hữu cao nhất, đồng thời là người chủ sử dụng lao động lớn nhất, người đại diện cho toàn xã hội phải là người thống nhất quản lý toàn bộ lĩnh vực an sinh xã hội. 

Sự thống nhất quản lý an sinh xã hội thể hiện ở chỗ, trước hết. Nhà nước định ra các “chính sách xã hội”. cùng với các chính sách kinh tế, chính sách văn hoá, an ninh quốc phòng. Đồng thời, Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật an sinh xã hội nhằm thể chế hoá các chính sách xã hội ấy. Để thực thi có hiệu quả các văn bản pháp luật, Nhà nước thành lập hệ thống các cơ quan chức năng về an sinh xã hội cũng như kiểm tra việc tổ chức, thực hiện các chính sách, chế độ an sinh xã hội của các cơ quan này. 

Là người chủ sở hữu lớn nhất, Nhà nước còn trực tiếp đóng góp hoặc hỗ trợ vào nguồn thực hiện các chế độ an sinh xã hội. Ví dụ, Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm quỹ bảo hiểm xã hội để thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bên cạnh sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động. Phần lớn quỹ dùng để ưu đãi cho người có công với cách mạng và quỹ cứu trợ xã hội cũng chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp. – Tuy nhiên, nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý an sinh xã hội không có nghĩa là hoàn toàn loại trừ sự tham gia quản lý của các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức, đoàn thể xã hội. Tuỳ theo vị trí, chức năng của từng tổ chức, như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ… mà pháp luật trao cho họ một số quyền và cả trách nhiệm tương ứng trong việc tham gia tổ chức, quản lý một số mặt hoạt động thuốc an sinh xã hội. 

Kết hợp hài hoà chính sách kinh tế và chính sách xã hội 

Nguyên tắc kết hợp hài hoà chính sách kinh tế và chính sách xã hội xuất phát từ quan niệm “con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chính sách xã hội” của Nhà nước ta. Mục tiêu của chính sách xã hội là nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Trong khi đó, nguồn lực con người lại được xác định là “yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đến lượt nó, phát triển kinh tế lại đóng vai trò là cơ sở, là tiền để để thực hiện chính sách xã hội. Do vậy, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa – xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội là một chủ trương có tính chiến lược của Nhà nước ta. Chúng ta không chờ cho nền kinh tế phát triển cao rồi mới tiến hành giải quyết các vấn đề xã hội mà chú trọng đến các vấn đề xã hội ngay trong từng bước cũng như trong suốt quá trình phát triển kinh tế. “Kết hợp hài hoà”, cũng không đồng nghĩa với ảo tưởng là có thể giải quyết tất cả các vấn đề xã hội ngay trong cùng một lúc, nhất là đối với một quốc gia đang ở giai đoạn thấp của sự phát triển như nước ta hiện nay. 

Có thể nói, không ngành luật nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam mà nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội lại thể hiện một cách rõ ràng và xuyên suốt như trong luật an sinh xã hội. 

Kết hợp hài hoà giữa nguyên tắc “hưởng thụ theo đóng góp” và nguyên tắc “lấy số đông bù số ít”.Nguyên tắc có tính chất kép” này rất đặc trưng cho pháp luật an sinh xã hội. Nếu nhìn riêng từng nguyên tắc nhỏ thì thấy chúng chứa đựng những nội dung khác nhau, tuy nhiên chúng không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau. Nguyên tắc “hưởng thụ theo đóng góp trong luật an sinh xã hội chính là sự cụ thể hoá nguyên tắc “công bằng xã hội”  nguyên tắc bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống. Điều này là cần thiết, bởi vì đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì hưởng thụ tương ứng với đóng góp, vẫn còn là một điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nguyên tắc Thưởng thụ theo đóng góp” trong an sinh xã hội không hoàn toàn giống như áp dụng nguyên tắc “phân phối theo lao động” trong luật lao động. Nguyên tắc này thường được áp dụng trong việc thực hiện trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người lao động, cũng như trong chế độ ưu đãi người có công. Ở đây, mức trợ cấp cho các đối tượng căn cứ chủ yếu vào mức độ, thời gian đóng góp của họ vào quỹ trợ cấp (đối với bảo hiểm xã hội) hoặc mức độ, thời gian cống hiến, hy sinh của họ (đối với ưu đãi xã hội). 

Nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” thể hiện tính nhân đạo xã hội. Nguyên tắc này thường chủ yếu được áp dụng trong các chế độ bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội. Tinh thần cơ bản của nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” là ở chỗ, bằng sự đóng góp, trợ giúp của nhiều người sẽ hạn chế, giảm thiểu khó khăn, bất hạnh cho một thiểu số người. Ở đây, tính tương trợ, tương ái thể hiện rất rõ. Những đối tượng gặp rủi ro không phải đóng góp gì và được trợ giúp căn cứ chủ yếu vào hoàn cảnh, mức độ khó khăn, hiểm nghèo của từng trường hợp. 

Tuy nhiên, cũng không nên hiểu “sự kết hợp hài hoà” trong nguyên tắc này một cách máy móc như nhau ở mọi nơi, mọi lúc. Tuỳ thuộc vào từng mặt của các mối quan hệ, hoặc từng khâu của mỗi chế độ, thậm chí từng loại đối tượng của an sinh xã hội mà có sự áp dụng cho linh hoạt và phù hợp. Có như vậy mới thực sự phát huy đúng tinh thần của nguyên tắc có “tính chất kép” này. Các trợ cấp an sinh xã hội có nhiều mức khác nhau. Tuy nhiên, về nguyên tắc, mức trợ cấp không cao hơn mức thu nhập khi làm việc, nhưng mức thấp nhất cũng phải đảm bảo những nhu cầu tối thiểu, thiết yếu cho những người thụ hưởng. 

Đa dạng hoá, xã hội hoá các hoạt động an sinh xã hội 

Các nguyên nhân gây ra rủi ro rất nhiều nên nhu cầu an sinh của các thành viên trong xã hội cũng rất đa dạng. Vì vậy, để đáp ứng được các nhu cầu ấy, các hoạt động an sinh xã hội cũng phải được đa dạng hoá. Nghĩa là cần đảm bảo sao cho các chế độ an sinh xã hội phải thực sự là “tấm lá chắn”, là “lưới an toàn” của xã hội. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng dù Sao các chế độ trợ giúp, các mức trợ cấp cũng phải trên cơ sở nhu cầu thực tế và không thể thoát ly được khả năng và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. V Việc tổ chức, thực hiện an sinh xã hội, như đã nói, trước hết thuốc chức năng, trách nhiệm xã hội của Nhà nước, đặc biệt đối với một quốc gia chủ trương thực hiện “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” như Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn loại trừ việc thực hiện xã hội hoá các hoạt động an sinh xã hội. Bởi vì, suy cho cùng, các công việc xã hội, các vấn đề xã hội phải do toàn xã hội đảm nhiệm, gánh vác, trong đó Nhà nước giữ vai trò ví như người “nhạc trưởng”. Điều này cũng phù hợp với định nghĩa của ILO về an toàn xã hội: “An toàn xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng...” 

Ngoài các nguyên tắc nêu trên, trong từng chế định của luật an sinh xã hội có thể còn quán triệt các nguyên tắc khác nữa.Trên đây là các nguyên tắc cơ bản, chủ yếu, làm cơ sở, nền tảng cho việc điều chỉnh các quan hệ an sinh xã hội ở nước ta.

>>>> Tham khảo: An sinh xã hội là gì?

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi