An sinh xã hội là gì?
Bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, an toàn xã hội, an ninh xã hội, an sinh xã hội… là những thuật ngữ có ý nghĩa rộng hẹp khác nhau tuỳ theo nguồn gốc phát sinh hoặc từng nơi, từng lúc vận dụng.
Trong khoa học pháp lý, nói đến đối tượng điều chỉnh của một ngành luật thường là nói đến một hoặc một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại. Luật an sinh xã hội với tư cách là một ngành luật cũng có đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực an sinh xã hội. Vậy an sinh xã hội là gì?
Khái niệm an sinh xã hội?
Bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, an toàn xã hội, an ninh xã hội, an sinh xã hội… là những thuật ngữ có ý nghĩa rộng hẹp khác nhau tuỳ theo nguồn gốc phát sinh hoặc từng nơi, từng lúc vận dụng. Tuy nhiên, nếu xét về mục đích chung thì chúng đều nhằm trợ giúp cho con người – những thành viên của xã hội, trong những trường hợp rủi ro, hiểm nghèo mà bản thân họ không tự giải quyết được.
Đặc điểm của an sinh xã hội
Như vậy nội dung trên đã giải thích được khái niệm an sinh xã hội là gì? nội dung này sẽ nêu một số đặc điểm của an sinh xã hội.
Thông qua sự trợ giúp cả về vật chất và tinh thần mà những khó khăn, bất hạnh của con người được khắc phục hoặc giảm thiểu, từ đó góp phần làm cho xã hội tồn tại và phát triển trong thế ổn định và bền vững.
Trên thế giới, thuật ngữ “an ninh xã hội” (hoặc an toàn xã hội – Social Security) được sử dụng phổ biến, vì nó phân biệt với thuật ngữ “an ninh kinh tế” và “an ninh chính trị”. Hoa Kỳ đã có Luật về an ninh xã hội năm 1935 (The Social Security Act 1935). Tổ chức lao động quốc tế đã có Công ước số 102 năm 1952 – Công ước về quy phạm tối thiểu về an toàn (an ninh) xã hội. Tuy nhiên, ở nước ta, thuật ngữ “an sinh xã hội” ngày càng được sử dụng rộng rãi. Thuật ngữ này chẳng những nói lên thực chất của an ninh xã hội là vấn đề an toàn trong đời sống xã hội mà còn để tránh nhầm lẫn với thuật ngữ “trật tự an toàn xã hội” hoặc “an ninh quốc gia”… vốn thuộc về lĩnh vực giữ gìn quốc phòng, nội vụ.
Trong đời sống, mỗi con người tuy là một cá nhân song lại tồn tại trong một cộng đồng người, một xã hội cụ thể. Vì thể, đã có quan điểm cho rằng con người là “thực thể sinh vật – xã hội” và “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Để có thể tồn tại và phát triển, bên cạnh nhu cầu yên ổn về chính trị, kinh tế, con người còn muốn được yên ổn về mặt xã hội. Để dễ bề cai trị, các giai cấp cầm quyền ở mỗi chế độ xã hội cũng muốn duy trì xã hội trong trật tự, bình ổn. Như vậy, có thể nói: An sinh xã hội là nhu cầu tự nhiên của con người, kể cả người dân và nhà cầm quyền. Tuy nhiên, ở mọi cá nhân, ở mọi cộng đồng, mỗi quốc gia trong những giai đoạn khác nhau, trong những hoàn cảnh kinh tế-xã hội. điều kiện địa lý, tập quán, truyền thống khác nhau thì “nhu cầu về an sinh” lại có những điểm không hẳn giống nhau.
Trong xã hội nông nghiệp, lực lượng lao động xã hội đa phần là người nông dân. Nền kinh tế chủ yếu dựa trên hoạt động sản xuất tự cấp, tự túc phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thường là khép kín trong một đơn vị gia đình, làng xã. Do đó, sự bất ổn ít xảy ra và nếu có thì cũng thường được giải quyết trước hết trong khuôn khổ gia đình dòng họ hoặc bằng cộng đồng làng mạc. Nhà nước và tôn giáo, bằng những cách thức khác nhau cũng tham gia vào quá trình giải quyết này.
Trong xã hội công nghiệp, nền kinh tế sản xuất hàng hoá với mục đích kiếm tìm lợi nhuận đầy năng động đã tách con người ra khỏi cộng đồng làng xóm quen thuộc. Các đô thị lớn thay nhau mọc lên. Sức lao động trở thành hàng hóa. Sự thuê mướn nhân công phát triển, quan hệ lao động làm thuê giữ vị trí phổ biến trong xã hội. Những bất ổn gây ra cho người lao động “làm công ăn lương” như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp… ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của đại công nghiệp cơ khí.
Bên cạnh những người lao động làm công ăn lương (có tham gia vào quan hệ lao động), những người lao động tự do (không tham gia vào quan hệ lao động), những người không có khả năng lao động (trẻ em, người tàn tật…), những người không còn khả năng lao động (bị tai nạn rủi ro, vì già yếu, mắc các bệnh xã hội…) cũng chiếm một số lượng không nhỏ trong xã hội.
Đồng thời, những vấn đề như hiện tại (bão lụt, hạn hán, động đất… ) nhân tại (chiến tranh, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…) cũng thường xuyên xảy ra gây nhiều bất ổn, bất hạnh cho người dân, nhất là những người thuộc nhóm “yếu thế”. Đối với các nước nghèo, dân số đông, dịch vụ xã hội chưa phát triển thì “các vấn đề xã hội” càng là một gánh nặng, nan giải.
Tóm lại, những nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan, cả thiên nhiên lẫn xã hội) đã khiến cho không ít người rơi vào những hoàn cảnh bất lợi, khó có điều kiện tồn tại và cơ hội phát triển. Một xã hội có nhiều thành viên không có đủ điều kiện sống tối thiểu và phát triển nhân cách là một xã hội bất ổn, thiếu an sinh, an toàn. Như vậy, xã hội càng phát triển, càng hiện đại thì nhu cầu về an sinh xã hội cũng phát sinh ngày càng tăng.
Trước các nhu cầu của người dân về an sinh như vậy, bên cạnh các cách thức đáp ứng truyền thống như đùm bọc, chia sẻ giữa các cá nhân, giúp đỡ của cộng đồng, của tôn giáo (nhà chùa, nhà thờ) thì nhà nước phải đứng ra gánh vác “trách nhiệm xã hội” của mình.
Ở một số quốc gia, do sớm ý thức được nhu cầu an sinh của người dân và trách nhiệm xã hội của mình, nhà nước đã áp dụng những phương sách, biện pháp khác nhau nhằm yên dân, ổn định xã hội. Các phương sách, biện pháp đó thường được gọi chung là các chính sách xã hội”. Cùng với việc đề ra các chính sách xã hội, là việc ban hành một hệ thống luật pháp về xã hội để cụ thể hoá và thực thi các chính sách đó. Bởi vì, bằng cách thức và sức mạnh đặc trưng của mình, pháp luật biến những chủ trương, chính sách về mặt xã hội thành những điều quy định bắt buộc các bên tham gia phải thực hiện và cùng với nó là các chế tài tương ứng.
Ở Việt Nam, một nước nông nghiệp, nền kinh tế còn chưa phát triển, lại thường phải gánh chịu thiên tai, địch hoạ. nên vấn đề an sinh xã hội đã đặt ra từ rất sớm. Với truyền thống “tương thân”, “tương ái”, việc nhường cơm sẻ áo cho nhau trong những lúc “tắt lửa tối đèn” đã để lại cho đời nhiều câu chuyện cảm động như cổ tích.
Nhiều loại quỹ, với những tên gọi khác nhau, như “nghĩa điên”, “nghĩa thương”. “tương tể”… đã sớm được lập ra với sự đóng góp của cộng đồng, sự trợ giúp của những nhà hảo tâm, của nhà chùa, nhà thờ để làm việc nghĩa, việc thiện. Để yên dân, các nhà nước phong kiến dưới các hình thức và mức độ khác nhau đã thực thi một số các chính sách cứu tế, cứu trợ và ưu đãi như “phát chẩn” vào những năm đói kém, “giảm thuế” vào những năm thiên tai, cấp “bổng lộc” đối với những người có công với triều đại, với dân, với nước… Tuy còn có nhiều điểm hạn chế nhưng nhìn chung các chính sách, chế độ này đã có ý nghĩa đáng kể trong việc giảm thiểu những khó khăn vật chất và tinh thần của người dân, phần nào đã thể hiện được tư tưởng “di dân vi bản” (lấy dân làm gốc) của các nhà nước phong kiến trong những thời kỳ tiến bộ, gần dân. |
Hiện nay, đất nước ta đang trên bước đường đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với phương châm “tất cả vì con người, do con người”.
Do vậy, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, chính sách xã hội đã được đề cập: “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt cuộc sống của con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, giaii ló gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc… coi nhe chính sách xã hội tức là con the yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” (1) Tại Đại hội IX của Đảng năm 2001, vấn đề an sinh xã hội càng được nhấn mạnh: “Khẩu trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội, Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với vngười lao động thất nghiệp… Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội những người gặp rủi ro, bất hạnh… Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa…”.
Cụ thể hoá các chủ trương, chính sách này, trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật, trong đó chứa đựng những quy định trong lĩnh vực trợ giúp con người, đền đáp người có công. Những quy định đó đã tạo lập nên một số chế định như “bảo hiểm xã hội”, “cứu trợ xã hội”, “ưu đãi xã hội”… Trên cơ sở các chế định này đã bước đầu hình thành nên một lĩnh vực pháp luật mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đó là luật an sinh xã hội.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Nghỉ việc ngày 15 thì báo giảm bảo hiểm tháng nào?
Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động khi hợp đồng lao động chấm...
Tuổi nghỉ hưu của người lao động năm 2024?
Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ...
Nguyên tắc cơ bản của chế độ trợ giúp xã hội là gì?
Mức hưởng trợ giúp xã hội được tính trên cơ sở của nhu cầu chi tiêu cụ thể và tình trạng tài sản của đối tượng đặt trong khả năng đáp ứng của Nhà nước và cộng...
Tư vấn lập hồ sơ hưởng chế độ tử tuất
Chồng tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội được 16 năm. Nhưng sau đó chồng tôi bị tai nạn giao thông. Luật sư cho tôi hỏi hai con tôi có được hưởng trợ cấp tuất không, hồ sơ hưởng chế độ tử tuất bao gồm những giấy tờ...
Cán bộ không chuyên trách có được hưởng chế độ thai sản không?
Luật sư cho tôi hỏi về trường hợp cán bộ không chuyện trách có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con không theo quy định của pháp luật hiện...
Xem thêm