Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu tiền?
  • Thứ ba, 19/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 634 Lượt xem

Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu tiền?

Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định tổng tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm hằng tháng của người lao động là 10,5%.

Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản là mức lương đang qua thỏa thuận của người lao động và người dùng lao động được ghi rõ trong hợp đồng lao động, là cơ sở để tính tiền công, tiền lương hàng tháng mà người lao động sẽ nhận trong đơn vị đó

Lương cơ bản của một lao động không chỉ phụ thuộc vào thỏa thuận mà còn lệ thuộc vào tính chất và yêu cầu công việc cụ thể. Lương cơ bản không bao gồm  tiền thưởng, phúc lợi và các khoản bổ sung khác, do vậy lương cơ bản chẳng phải lương thực nhận của người lao động. Hay lương cơ bản chính là mức lương thấp nhất và người lao động nhận được khi sử dụng việc trong doanh nghiệp.

Thông thường người lao động làm việc trong các doanh nghiệp và doanh nghiệp là đơn vị trực tiếp chi trả quyết định mức lương thì công thức để tính mức lương cơ bản sẽ được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng.

Theo đó Pháp luật hiện tại Nghị định số: 38/2022/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số: 38/2022/NĐ-CP

Lưu ý: Lương cơ bản khác với lương cơ sở.

Lương cơ sở là mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

Mức lương cơ sở áp dụng thời điểm tháng 7 năm 2023 là 1,8 triệu đồng/tháng.

Đi làm lương 4 triệu phải đóng những loại bảo hiểm nào?

Hầu hết người lao động đi làm công ty đều sẽ phải đóng 03 loại bảo hiểm sau đây:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc/tháng = 8% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

– Bảo hiểm thất nghiệp: 

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp/tháng = 1% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

– Bảo hiểm y tế: 

Mức đóng bảo hiểm y tế/tháng = 1,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định bằng tổng mức lương theo chức danh cùng các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung xác định được số tiền cụ thể và được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương cho người lao động.

Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu tiền?

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, tổng tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm hằng tháng của người lao động là 10,5%. Do đó, có thể dễ dàng tính tiền đóng bảo hiểm các loại theo công thức chung sau:

Tiền đóng bảo hiểm hằng tháng = 10,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Áp dụng công thức trên, người lao động đi làm lương 04 triệu sẽ phải đóng bảo hiểm như sau:

Tiền đóng bảo hiểm của người đi làm lương 4 triệu = 10,5% x 04 triệu đồng = 420.000 đồng/tháng

Lưu ý: Cách tính trên chỉ chính xác nếu số tiền 04 triệu đồng/tháng mà người lao động được trả bao gồm lương, phụ cấp và các khoản bổ sung cố định thuộc diện tính đóng BHXH.

Trường hợp trong 04 triệu đồng thu nhập nhận được có tiền thưởng năng, thưởng sáng kiến, tiền hỗ trợ xăng xe, đi lại, tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ…  thì khi tính tiền bảo hiểm phải đóng cho cơ quan BHXH cần lấy 04 triệu đồng trừ đi các khoản này trước.

Lúc này, mức đóng bảo hiểm = 10,5% x (04 triệu đồng – Các khoản không tính đóng bảo hiểm: tiền thưởng, tiền hỗ trợ xăng xe, hỗ trợ điện thoại, tiền ăn ca,…).

Các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội là khoản nào?

Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bao gồm:

– Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm.

– Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do doanh nghiệp quy định:

Các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thực hiện chế độ tiền lương do doanh nghiệp quy định bao gồm:

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh.

– Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên dùng để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

– Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên mà xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội

Các khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội được ghi nhận tại khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH bao gồm:

– Thưởng kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

– Tiền thưởng sáng kiến.

– Tiền ăn giữa ca.

– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

– Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động.

– Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về: Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu tiền? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi