• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3226 Lượt xem

Nguyên đơn là gì?

Nguyên đơn là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó.

Trong quá trình tố tụng, đặc biệt là tố tụng dân sự, chúng ta thường nghe nhiều đến thuật ngữ “Nguyên đơn”. Vậy nguyên đơn là gì?

Để giúp quý độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin liên quan tới nguyên đơn là gì? trong quy định của Bộ luật tố tụng dân sự trong  bài viết sau.

Nguyên đơn là gì?

Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.

Định nghĩa trên được căn cứ theo khoản 2 điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự

Như vậy, nguyên đơn trong vụ án dân sự là chủ thể thuộc một trong các trường hợp sau:

– Thứ nhất: Chủ thể đó đã tự mình khởi kiện.

– Thứ hai: Chủ thể đó được giả thiếu có quyền lợi bị xâm hại hay có tranh chấp với bị đơn.

Quy định trên của Bộ luật tố tụng dân sự chưa đủ để xác định tư cách của nguyên đơn trong vụ án dân sự. Bởi lẽ, để có thể xác định đúng tư cách của nguyên đơn thì ngoài các điều kiện trên, cần có các quy định của pháp luât hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Việc xác định tư cách của nguyên đơn phải dựa trên cơ sở quan hệ pháp luật có tranh chấp, pháp luật nội dung điều chỉnh quan hệ đó. Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến là năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

– Về chủ thể:

Nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Cụ thể, cơ quan bao gồm các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân. Cơ quan tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

Vấn đề đặt ra đối với cơ quan có nhiều bộ phận cấu thành. Ví dụ theo Luật tổ chức Tòa án năm 2014, TANDTC bao gồm Hội đồng thẩm phán TANDTC, bộ máy giúp việc, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng – Học  viện Tòa án. Theo quan điểm người viết, chỉ có Học viện Tòa án mới có quyền tham gia tố tụng dân sự một cách độc lập. Vì Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Tổ chức bao gồm tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước.

Tổ chức còn bao gồm các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tổ chức bao gồm tổ chức có tư cách pháp nhân và tổ chức không có tư cách pháp nhân. Tổ chức có tư cách pháp nhân tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

Việc xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự của Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân  có quy định riêng. Theo đó, chủ thể này tham gia tố tụng dân sự phải có người đại diện hợp pháp.

– Về phạm vi, mức độ tham gia tố tụng dân sự:

Nguyên đơn là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.

Đối với nguyên đơn là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án.

Nguyên đơn là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của nguyên đơn, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Nguyên đơn là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Nguyên đơn là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó.

Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Quy định này xuất phát từ Bộ luật Lao động năm 2019, theo đó, người đủ 15 tuổi có quyền giao kết hợp đồng lao động; và quy định của Bộ luật dân sự 2015,  người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Nhiều nguyên đơn, đồng nguyên đơn

Định nghĩa nguyên đơn là gì? chúng tôi đã giải thích rõ trong nội dung trên. Vậy nhiều nguyên đơn, đồng nguyên đơn có thể hiểu ra sao? mời quý vị tham khảo tiếp nội dung này ngay sau đây:

Trong nguyên đơn còn có đồng nguyên đơn và nhiều nguyên đơn cần phân biệt. Đồng nguyên đơn là trường hợp trong vụ án, có nhiều người khởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức và có cùng yêu cầu khởi kiện, ví dụ như nhiều người trong hàng thừa kế có cùng yêu cầu chia di sản thừa kế, vợ chồng khởi kiện yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng, vợ chồng cùng đòi nợ người khác…

Vụ án có nhiều nguyên đơn, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, đối với vụ án có nhiều người cùng có yêu cầu khởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức và các yêu cầu này khác nhau nhưng có liên quan và có thể thực hiên giải quyết trong cùng một vụ án thì Tòa án có thể nhập các yêu cầu của họ để giải quyết trong cùng một vụ án. Trường hợp này Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ ban hành Quyết định nhập vụ án và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật. Các nguyên đơn này độc lập về quyền lợi với nhau, nhưng đưa vào giải quyết trong cùng vụ án vì có cùng bị đơn.

Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn trong vụ án dân sự

Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn trong vụ án dân sự được nhiều độc giả quan tâm sau khi nắm rõ một số nội dung về nguyên đơn là gì?, theo đó quy định tại Điều 71 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có nêu rõ nội dung như sau:

1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

2.Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện

3.Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự như sau:

Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:

1.Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.

2.Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

3.Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.

4.Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.

5.Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

6.Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.

7.Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.

8.Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

9.Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ.

10.Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

11.Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành.

12.Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

13.Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

14.Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

15.Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này.

16.Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.

17.Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.

18.Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này

19.Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.

20.Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng

21.Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.

22.Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này

23.Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

24.Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

25.Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định

26.Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

Trên đây là bài viết giải thích nguyên đơn là gì? để quý khách hàng tham khảo.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi