Người được giám hộ là gì?
Điều 47 cũng đưa ra yêu cầu cá nhân được giám hộ chỉ có một người giám hộ duy nhất. Quy định này nhằm hướng tới việc tập trung trách nhiệm của người giám hộ đối với những cá nhân được giám hộ.
Người được giám hộ là gì?
Người được giám hộ là chủ thể được xác định theo khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm (1) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ, (2) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con, cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ, (3) Người mất năng lực hành vi dân sự, (4) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Tư vấn quy định người được giám hộ theo Bộ luật dân sự
Trên cơ sở quy định khái quát tại Điều 46 Bộ luật dân sự, người được giám hộ được quy định cụ thể tại Điều 47 Bộ luật dân sự. Theo đó, người được giám hộ bao gồm các cá nhân:
– Người chưa thành niên thuộc các trường hợp sau:
(i) không còn cha mẹ;
(ii) không xác định được cha, mẹ;
(iii) có cha mẹ nhưng cha mẹ trong tình trạng: đều mất năng lực hành vi dân sự; đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
Từ quy định này có thể suy ra, những cá nhân chưa thành niên có cha mẹ và cha mẹ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có điều kiện chăm sóc, giáo dục con thì không thuộc diện những người được giám hộ.
– Người mất năng lực hành vi dân sự;
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Điều 47 cũng đưa ra yêu cầu cá nhân được giám hộ chỉ có một người giám hộ duy nhất. Quy định này nhằm hướng tới việc tập trung trách nhiệm của người giám hộ đối với những cá nhân được giám hộ. Bởi vì nếu có nhiều hơn một người giám hộ, mục đích giám hộ có thể không được đảm bảo về sự không rõ ràng trong phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các chủ thể giám hộ.
Ngoại lệ đặt ra đối với trường hợp người giám hộ là cha, mẹ đối với con mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu thì người giám hộ có thể là cả cha và mẹ; cả ông và bà. Trường hợp này là ngoại lệ bởi vì xem xét cả khía cạnh pháp lý và tình cảm, cha mẹ đối với con, ông bà đối với cháu, tuy bao gồm nhiều hơn một người nhưng đều ngang bằng và như nhau.
So sánh với BLDS năm 2005, Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2015 đã bổ sung người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi vào những người được giám hộ. Điều này hoàn toàn phù hợp với các quy định mới của BLDS năm 2015 về cá nhân này.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
Từ chối nhận di sản thừa kế là hành vi thể hiện ý chỉ của cá nhân khi được nhận tài sản hợp pháp từ người khác để lại, trong đó di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó....
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định mọi công dân đều bình đẳng trước?
Hiện nay hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm...
Doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác, thường xuyên tham gia vào các quan hệ kinh tế. Vậy chủ thể của luật kinh tế bao...
Quản lý thị trường có được khám nhà không?
Quản lý thị trường là lực lượng có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường. Vậy Quản lý thị trường có được khám nhà...
Thừa kế là gì? Các hình thức thừa kế?
Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn, giải thích về vấn đề: Thừa kế là gì? Các hình thức thừa...
Xem thêm