Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Người dân có quyền quay phim, chụp công an không?
  • Thứ năm, 10/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 541 Lượt xem

Người dân có quyền quay phim, chụp công an không?

Thực tế thấy được rằng hoạt cộng của Công an nhân dân là công khai, điều này đảm bảo rằng người dân có quyền giám sát và kiểm soát hoạt động của Công an nhân dân và công an nhân dân phải thực hiện đúng quy định, không vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Một trong những băn khoăn được nhiều người đặt ra hiện nay đó là Người dân có quyền quay phim, chụp công an không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này.

Công an là gì?

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Công an nhân dân là một trong những lực lượng quan trọng trong hệ thống an ninh quốc gia của một đất nước. Với nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn, bảo vệ an ninh quốc gia, Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của đất nước. Việc này đảm bảo rằng họ hoạt động trong giới hạn quyền lực và trách nhiệm được giao, đồng thời đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân.

Công an nhân dân có trách nhiệm phục vụ nhân dân và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Vậy Người dân có quyền quay phim, chụp công an không?

Nhiệm vụ, quyền hạn của công an nhân dân

Công an nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

– Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tham gia thẩm định, đánh giá tác động về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh với hoạt động quốc phòng và đối ngoại.

– Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, kinh tế, quốc phòng, đối ngoại, thông tin, xã hội, môi trường, khoa học và công nghệ; bảo vệ các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Hoạt động tình báo theo quy định của pháp luật.

– Bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội; bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan đại diện nước ngoài, đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; bảo vệ cá nhân nắm giữ hoặc liên quan mật thiết đến bí mật nhà nước; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Quy định về quyền giám sát công an của người dân

Theo Điều 8, Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.

Như vậy quyền giám sát của nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp – đạo luật có giá trị cao nhất.

Việc giám sát công an nhân dân của người dân có thể được áp dụng theo hình thức thông qua các thông tin công khai của công an và thông qua các phản hồi của các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật hiện hành; hay thông qua quá trình tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với các chủ thể là những công an nhân dân; thông qua kết quả giải quyết đối với các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Hoạt động giám sát của Nhân dân cũng chính là sự thể hiện cụ thể của việc phát huy đối với quyền làm chủ của Nhân dân, của chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Do đó thời gian qua các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh cũng đã phát huy hiệu quả đối với vai trò giám sát của Nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Khi thực hiện công tác kiểm tra, giám sát cũng sẽ góp phần giúp phát hiện kịp thời những sai phạm trên các lĩnh vực, kể cả các chủ thể là những cán bộ, đảng viên để nhằm mục đích có thể ngăn ngừa, cảnh tỉnh, răn đe người khác không vi phạm vào các quy định của pháp luật hiện hành.

Người dân có quyền quay phim, chụp công an không?

Thực tế thấy được rằng hoạt cộng của Công an nhân dân là công khai, điều này đảm bảo rằng người dân có quyền giám sát và kiểm soát hoạt động của Công an nhân dân và công an nhân dân phải thực hiện đúng quy định, không vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định:

Điều 11. Hình thức giám sát của Nhân dân

1. Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.

3. Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.

4. Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

5. Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;

b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);

c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Từ quy định trên thấy được rằng người dân có quyền quay phim, chụp ảnh công an tuy nhiên cần phải đáp ứng các điều kiện như không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ; ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông); tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Các hình ảnh, âm thanh này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động của lực lượng chức năng, đảm bảo sự công khai, minh bạch, giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước. Đây là một loại hình thức giám sát và có thể giúp công chúng có cái nhìn rõ ràng hơn về công tác an ninh trật tự của Nhà nước.

Quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông như thế nào cho đúng luật?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người dân có quyền quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông, tuy nhiên cần lưu ý những nội dun sau để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật:

– Việc quay phim, chụp ảnh phải khách quan, trung thực, không được cắt ghép chỉnh sửa.

Trường hợp cắt ghép, chỉnh sửa nhằm đưa thông tin phiến diện, tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cảnh sát giao thông để lợi dụng vào đó kích động, lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia chống phá chính quyền là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Khi quay phim, chụp ảnh phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của cảnh sát giao thông.

Nội dung bài viết trên là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Người dân có quyền quay phim, chụp công an không? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi